Saturday, April 30, 2011

Thông tin Toán học 3/2011 của Hội Toán học Việt Nam (Tập 15 số 1)

Thong tin toan hoc, hoi toan hoc viet nam, thang 3/2011
Thông tin Toán học tháng 3/2011 (Tập 15 số 1) của Hội Toán học Việt Nam (vms.org.vn) gồm các bài viết sau:
1. Phỏng vấn Terence Tao
2. Phỏng vấn Srinivasa Varadhan (tiếp)
3. Thống kê trích dẫn (phần cuối)
4. Nguyễn Duy Tiến: Giáo sư Hoàng Hữu Như (1932 - 2009)
5. Nguyễn Chu Gia Vượng: Các số nguyên Gauss
6. Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
7. Tin tức hội viên và hoạt động toán học
8. Thông báo Geometry conference: Geometrical methods in Dynamics and Topology.

Tải file PDF (32 trang): Download Thong tin Toan hoc 3/2011.

Thursday, April 28, 2011

Đề thi học kì 2 Toán 12 tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2010 - 2011

Đề thi học kì 2 Toán 12 tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2010 - 2011. Thi sáng 29/4/2011. Đã có đáp án chính thức từ Sở Giáo dục - Đào tạo Thừa Thiên Huế.
Tải đề thi + đáp án môn Toán HK2 năm học 2010-2011: Download

de thi hoc ki 2, toan 12, thua thien hue, 2010-2011

Kết quả kỳ thi IOE toàn quốc năm học 2010-2011 khối lớp 9 và khối lớp 5

Kết quả kỳ thi IOE toàn quốc năm học 2010-2011 khối lớp 9 và khối lớp 5 (gồm điểm, thời gian thi, số lần thi của từng thí sinh): Download
ket qua ky thi ioe 2011, lop 5, lop 9, ket qua thi tieng anh tren mang ioe 2011
Kỳ thi IOE dành cho khối lớp 5 và khối lớp 9 cấp toàn quốc đã thành công tốt đẹp ở 55 tỉnh thành trên cả nước. Các Hội đồng thi cấp toàn quốc tại địa phương đã gửi tất cả các văn bản kỳ thi về BTC cấp toàn quốc.
Tổ Thư ký sẽ xem xét tất cả các biên bản phòng thi và các biên bản xử lý sự cố để xác định công nhận hay không công nhận kết quả điểm của các học sinh dự thi.
Các danh sách sắp thứ tự học sinh trên trang ioe.vn chỉ dựa vào các con số về điểm, thời gian thi của 30 vòng, chưa phải là thứ tự xếp hạng của kỳ thi cấp toàn quốc.
Kết quả thi toàn quốc sẽ chỉ dựa vào kết quả vòng 30 và biên bản xác nhận kết quả là hợp lệ.
BTC cấp toàn quốc sẽ họp và trình Bộ trưởng kết quả kỳ thi. Bộ trưởng sẽ quyết định về các giải thưởng tập thể và cá nhân của kỳ thi. Theo kế hoạch, kết quả sẽ có trước ngày 15/5/2011.

Tuesday, April 26, 2011

Giới hạn dãy số sinh bởi các đại lượng trung bình

Giới hạn dãy số sinh bởi các đại lượng trung bình - chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi của thầy Nguyễn Tài Chung, chuyên Hùng Vương, Gia Lai. Tác giả gửi đăng trên tuyensinhvnn.com. Nội dung chính gồm 3 phần:
- Trường hợp cùng chỉ số
- Trường hợp lệch chỉ số
- Phối hợp ba, bốn dãy số
Gioi han day so, dai luong trung binh, boi duong hoc sinh gioi
Tải file PDF: Gioi han day so sinh boi dai luong trung binh

Monday, April 25, 2011

Giải và bình luận đề thử sức trước kỳ thi số 7 (THTT 406)

Trong bài viết Giải đề thi thử số 7 trên THTT 406, chúng tôi đã giới thiệu 2 lời giải của thầy Phạm Tuấn Khải và nhóm HS 12A1 - THPT Dân tộc nội trú Thái Nguyên. Bài viết này sẽ giới thiệu lời giải (bằng nhiều cách) và bình luận đề thử sức trước kỳ thi số 7 (THTT 406) của thầy Nguyễn Thành Long, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
Tải file PDF ở đây: Download

Friday, April 22, 2011

Vài mẹo nhỏ khi tính Tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần

Vài mẹo nhỏ khi tính Tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần. Một tập tài liệu ngắn nhưng rất hay của thầy giáo LÊ ANH DŨNG (Gv THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Rạch Giá, Kiên Giang) gửi đăng trên tuyensinhvnn.com. Các mẹo nhỏ này sẽ giúp học sinh tiết kiệm được một lượng lớn thời gian khi giải các bài toán tích phân bằng pp từng phần.
Meo tinh tich phan tung phan, phuong phap tich phan tung phan
Tải file PDF: Meo nho khi tich phan tung phan - Le Anh Dung.

Xem thêm: Mẹo tính nhanh tích phân từng phần / Tích phân từng phần trong đề thi Đại học

Giải đề số 7 trên báo Toán học Tuổi trẻ số 406

Giải đề số 7 trên báo Toán học Tuổi trẻ số 406. Toàn bộ bài giải là của thầy Phạm Tuấn Khải (Đồng Tháp). Tác giả gửi đăng trên tuyensinhvnn.com.
Giai de so 7, thu suc truoc ki thi
Download đề số 7 + lời giải của thầy Phạm Tuấn Khải: Download.

Tích phân hàm "nhị phân thức" - Nguyễn Thành Long

Tích phân hàm "nhị phân thức", chuyên đề ôn thi Đại học môn Toán của thầy Nguyễn Thành Long, Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Tác giả gửi đăng trên website Toán học tuyensinhvnn.com.
tich phan on thi dai hoc 2011

Tải file PDF: Download Tich phan ham nhi phan thuc

Xem thêm: Giải toán tích phân bằng nhiều cách / Các chuyên đề TÍCH PHÂN ôn thi Đại học 2011

Thursday, April 21, 2011

Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 10 về chủ đề Bất đẳng thức và các bài toán hình học của 2 thầy giáo Ngô Quang Vân- Trương Xuân Sơn: Trường THPT Quỳnh Lưu 4, Nghệ An. Tác giả gửi đăng trên tuyensinhvnn.com.
Download file PDF: Sang kien kinh nghiem mon Toan lop 10
sang kien kinh nghiem Toan 10, bat dang thuc
Lời mở đầu
Một trong những vấn đề cơ bản của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học Toán. Việc đổi mới phương pháp dạy học Toán hiện nay là nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua đó khai thác vận dụng những khả năng vốn có, và tự có, phát huy trí lực trong học sinh. Trong quá trình giảng dạy ở trường PT bản thân chúng tôi cũng đã dự rất nhiều tiết dạy của đồng nghiệp, đã trực tiếp bồi dưỡng học sinh khá giỏi, song chúng tôi nhận thấy rằng việc phát huy trí lực cho học sinh còn rất nhiều hạn chế. Nhiều bài toán trong các kì thi như Học sinh giỏi, thi vào các trường đại học, đặc biệt các bài tập trong sách giáo khoa không đến nổi khó. Thế nhưng nhiều học sinh không làm được mặc dầu học sinh đã được làm quen các dạng toán, bài giảng của thầy, qua sách vở. Đứng trước những vấn đề như vậy, làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay, làm cho học sinh có hứng thú trong học tập, không bị động trước các bài toán khú. Chúng tôi thấy việc phát huy trí lực cho học sinh, áp dụng vào công tác bồi đưỡng học sinh khá giỏi bước đầu có một số kết quả nhất định mà chúng tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp. Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến việc phát huy trí lực cho học sinh trong việc khai thác một số bài toán bất đẳng thức đơn giản trong chương trình Toán- THPT lớp 10 qua đó khai thác các ứng dụng của nó như tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, bài toán nhận dạng tam giác, bài toán giải phương trình, bất phương trình, đẳng thức vectơ nhằm phát huy tư duy toán học bồi dưỡng năng lực giải toán và làm toán cho học sinh qua đó phát huy được trí lực giúp học sinh khai thác được các yếu tố cần thiết trong toán học nhằm bồi dưỡng cho các em tư duy sáng tạo, linh hoạt trong mọi vấn đề.
Đứng trước một vấn đề như vậy, làm sao để đáp ứng được nhu cấu đổi mới hiện nay, làm cho học sinh hứng thú, tích cực chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Chúng tôi xin có một số trao đổi với các đồng nghiệp là trình bày minh hoạ bằng một số bài toán bất đẳng thức qua đó khai thác ứng dụng để vận dụng giải các bài toán có liên quan nhằm “Phát huy trí lực cho học sinh khá giỏi qua khai thác một số bài toán đơn giản trong chương trình toán 10-THPT”.
Ngô Quang Vân- Trương Xuân Sơn

Wednesday, April 20, 2011

Thủ thuật với MathType 6.7a (phần mềm gõ công thức Toán)

Thủ thuật với MathType 6.7a, Hướng dẫn sử dụng MathType 6.7, Phần mềm gõ công thức Toán MathTye 6.7a. Một tập tài liệu của bạn đọc Trương Cẩm Nang (truonglyanal) gửi đăng trên tuyensinhvnn.com.
MathType 6.7, MathType 6.7a, Huong dan su dung MathType
Tải file Huong dan su dung MathType 6.7a: Download

Đã đăng: Download file cài đặt MathType 6.7, 6.5 và 6.0
Tags: Phan mem go cong thuc Toan, MathType 6.7, MathType 6.7a, Huong dan su dung MathType, Cai dat MathType 6.7.

Tuesday, April 19, 2011

Bình luận và giải bằng nhiều cách đề thi môn Toán khối A năm 2010

Bình luận và giải bằng nhiều cách đề thi môn Toán khối A năm 2010. Bài viết của thầy Nguyễn Thành Long, Thanh Hóa sẽ giúp học sinh có cái nhìn sâu hơn về đề thi môn Toán A 2010.
Binh luan de thi khoi A mon Toan, giai nhieu cach
Tải file PDF: Download Binh luan de thi khoi A mon Toan 2010

Xem thêm: Đáp án đề thi Đại học khối A năm 2010 của Bộ GD-ĐT

Monday, April 18, 2011

Lương giáo viên năm 2011: Sống mòn, khó đổi mới giáo dục

Luong giao vien nam 2011, tang luong cho giao vien 2011, 1/5 tang luong
Bắt đầu từ 1/5/2011, mức lương cơ bản của giáo viên sẽ được tăng thêm 100.000 đồng (từ 730.000 lên 830.000). Tính ra, một giáo viên THPT mới ra trường sẽ nhận được 2.524.860 đồng tiền lương mỗi tháng (kể cả phụ cấp đứng lớp 30%). Luong giao vien 2011, luong giao vien nam 2011, tang luong cho giao vien
Với con số này, liệu các giáo viên có đủ để trang trải các chi phí trong thời kỳ bão giá? hay phải tiếp tục ... "sống mòn"? Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến xung quanh vấn đề lương bổng của giáo viên.
GS-TSKH Lê Ngọc Trà, ĐH Sư phạm TP.HCM phân tích:
Vấn đề thiết yếu nhất, thậm chí có tính chất quyết định để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông là vấn đề lương giáo viên và người làm công tác giáo dục. Chúng ta muốn các thầy cô giáo hết lòng vì sự nghiệp giáo dục nhưng đồng lương trả cho họ lại không đủ sống. Không thay đổi tình trạng hiện nay, mọi ý định và kế hoạch dù tốt đẹp đến đâu cũng sẽ khó mang lại kết quả thực tế.
Cùng quan điểm, PGS-TS Trần Hữu Tá nêu:
Chất lượng đào tạo giáo viên chỉ có thể đáp ứng đúng mức yêu cầu khi mà đội ngũ giảng viên sư phạm được đãi ngộ, đầu tư xứng đáng. Họ phải được tạm yên tâm về vấn đề kinh tế, không đến nỗi lâm cảnh sống mòn (hiện tiến sĩ cũng chỉ nhận lương tháng non 3 triệu đồng), luôn bị nợ áo cơm ghì sát đất! Quan trọng hơn, họ không sợ bị bào mòn về chuyên môn, được tiếp tục học tập, bồi dưỡng cho những bậc cao hơn, ở những lớp tập huấn dài hạn có chất lượng cả trong và ngoài nước.
TS Đoàn Hữu Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM:
Chừng nào người thầy giáo còn dành thời gian dạy thêm để tăng thu nhập, chừng nào mà nhân cách của người thầy giáo còn bị tiền bạc, vật chất cám dỗ thì chừng đó đổi mới giáo dục phổ thông không thể thành công.
PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Ngữ văn, cho biết:
Chất lượng giáo viên phản ánh đầy đủ nhất tiềm lực của một nền giáo dục. Giả sử một thảm họa nào đó, trường học bị cuốn trôi, chương trình và sách giáo khoa bị cháy rụi, thầy và trò phải ra đồng dựng lều mà dạy học thì vẫn còn có hy vọng về một nền giáo dục tốt nếu có những người thầy thạo nghề và tâm huyết. Còn nếu một nền giáo dục mà mọi thứ đều “hoành tráng”, chỉ trừ ông thầy, vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình, vào nghề với sự bất đắc dĩ, vừa dạy học, vừa bươn chải kiếm sống thì có thể nói một cách quả quyết là nền giáo dục đó không có tương lai.
GS-TSKH Lê Ngọc Trà đề nghị:
Không có thầy giỏi sẽ không có trò giỏi. Những tư tưởng mới, những phương pháp mới phải bắt đầu ở các trường ĐH sư phạm, ở nơi đào tạo các thầy giáo tương lai”. PGS-TS Trần Hữu Tá đồng tình: “Những sản phẩm của các trường ĐH sư phạm chỉ thực sự ưu hạng khi ngay từ khâu tuyển sinh đã thu hút được học sinh giỏi. Đồng thời, sau khi tốt nghiệp ra trường nhất thiết phải có việc làm và phải sống được bằng lương như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã từng đoan quyết thì mới níu chân được người giỏi.
Lương của giáo viên vẫn là một đề tài nóng bỏng, được sự quan tâm của cả những người trong và ngoài cuộc. Các bạn có thể xem thêm những ý kiến của một số giáo viên về vấn đề này ở đây (phần comment).

Đề số 7 - Thử sức trước kỳ thi ĐH 2011 trên báo Toán học Tuổi trẻ số 406

Đề số 7 Thử sức trước kỳ thi ĐH 2011 trên báo Toán học Tuổi trẻ số 406 ra ngày 15-4-2011. Đề thi được đánh máy và chia sẻ bởi thầy Phạm Tuấn Khải, Đồng Tháp. Thầy Khải gửi đăng trên tuyensinhvnn.com
De so 7, thu suc truoc ky thi dh 2011, toan hoc tuoi tre so 406
Mời các em học sinh lớp 12 "thử sức" mình: Download DE SO 7 - Toan hoc Tuoi tre so 406. Lời giải đề sô 7: Download.

"Thử sức trước kì thi ĐH 2011": Đề số 1, 2, 3 - Đề số 4 - Đề số 5 - Đề số 6 (Tất cả đều có lời giải)

Sunday, April 17, 2011

Dùng giản đồ vectơ để giải toán Điện xoay chiều

Gian do vecto, Giai toan dien xoay chieu, vat ly 12
Theo yêu cầu của một bạn đọc, hôm nay tuyensinhvnn sẽ post 2 chuyên đề giải toán điện xoay chiều bằng giảng đồ vectơ. Đây là 2 phương pháp đặc sắc được sử dụng nhiều trong luyện thi Đại học môn Vật lý.
  • Chuyên đề 1: Dùng giản đồ vectơ để giải toán Điện xoay chiều - DOWNLOAD
  • Chuyên đề 2: Phương pháp vectơ trượt giải toán Điện xoay chiều - DOWNLOAD
Xem thêm: Giải toán điện xoay chiều bằng số phức / Phương pháp giải toán điện xoay chiều / Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Vật Lý

Saturday, April 16, 2011

Tuyển tập Đề thi ĐH, CĐ môn Vật Lý theo chủ đề (có đáp án)

Tuyển tập Đề thi ĐH, CĐ môn Vật Lý theo chủ đề (có đáp án) kể từ ngày thi theo hình thức trắc nghiệm. Tài liệu dài 40 trang, được phân chia theo các chủ đề: CƠ HỌC, SÓNG, ĐIỆN, LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG, HẠT NHÂN, ...
Tuyen tap de thi dai hoc vat ly theo chu de, co dap an

Học sinh và giáo viên Vật Lý rất tiện khi luyện thi Đại học.
Tải file PDF (in RAR): De thi DH, CD Mon Vat Ly Theo Chu De (Co Dap An)

Xem thêm: Đề thi ĐH môn Vật Lý 2002-2010 / 80 đề thi thử ĐH môn Vật Lý 2011

Giải toán Điện xoay chiều bằng số phức (kết hợp sử dụng Casio 570ES)

Chuyên đề Giải toán điện xoay chiều bằng số phức của tác giả Nguyễn Trọng Nhân. Tài liệu nằm trong tuyển tập những phương pháp giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm Vật lý. Học sinh 12 chắc chắn sẽ tìm được những điều mới lạ và bổ ích từ tập tài liệu này.
giai toan dien xoay chieu bang so phuc, vat ly 12, may tinh casio
Link download file: Giai Toan Dien Xoay Chieu Bang So Phuc

Xem thêm:  Phương pháp giải toán điện xoay chiều (ôn thi Đại học) / 80 đề thi thử ĐH 2011 môn Vật Lý

Friday, April 15, 2011

Phương pháp giải toán Điện xoay chiều (Vật lý 12, Luyện thi Đại học)

Dien xoay chieu 12, vat ly 12 luyen thi dai hoc
Phương pháp giải toán Điện xoay chiều (Vật lý 12, Luyện thi Đại học). Biên soạn: Nguyễn Thành Long, Thanh Hóa.
Tải file PDF (100 trang): Phuong phap giai Toan dien xoay chieu

Xem thêm:
80 đề thi thử Đại học môn Vật Lý / Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp môn Vật Lý

Khai thác một bài toán Hình học bằng nhiều cách

Khai thác một bài toán Hình học bằng nhiều cách. Một bài viết ngắn nhưng nhiều ý nghĩa của thầy Nguyễn Hữu Thanh, THPT Thuận Thành I, Bắc Ninh.
Giai Toan bang nhieu cach
Tải file PDF: Khai thac bai toan Hinh hoc bang nhieu cach.

Xem thêm: Giải toán TÍCH PHÂN bằng nhiều cách (HAY) / 7 hướng biến đổi cho một bài toán Tích phân

Cười nghiêng ngả với những bài văn "bất hủ" của học sinh

Bé tả những người xung quanh

Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
Đề: Tả cô giáo em.
Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay.
Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?
Đề: Tả bố em.
Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.
Đề: Tả về ông bà nội.
Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.
Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.
Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.
Đề: Tả anh bộ đội.
Anh bộ đội cao khoảng 1 mét hai, súng AK dài 1 mét rưỡi.
Đề: Tả em bé.
Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.
Đề: Em hãy tả bạn em!
Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình...
Lời bình: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.
Đề: Tả cô giáo em.
Chiều dài của cô giáo em là 1,6 mét, chiều rộng của cô giáo em là 0,8 mét.
Lời bình: Một học sinh giỏi toán của lớp, bố và mẹ suốt ngày bắt "Làm toán đi!".
Đề: Em hãy tả bà nội của em
Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm.
Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm.
Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại
Lời bình: học sinh "tả thực".
Đề: Tả đôi mắt của ông
Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã!
Đề: Tả một em bé.
Ở bên nhà em có một bé gái rất dễ thương, hai mắt em bé to tròn như hai hột lạc sống, cái mũi em to như cái trống.

Bé tả các con vật

Đề: Em hãy tả con lợn nhà em.
Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!
Lời bình: Thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.
Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất.
Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút.
Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.
Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.
Đề: Em hãy tả con gà trống nhà em.
Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái...
Lời bình: Tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật.
Đề: Em hãy tả một con gà
Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân.
Lời bình: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!...
Đề: Em hãy tả con gà trống nhà em
Một học sinh đứng lên tả ngay tại lớp:
- Buổi sáng, ông mặt trời thức dậy, toả những tia nắng ấm áp xuống vườn nhà em.
- Hay, hay... - có tiếng xuýt xoa ở dưới, cô giáo cười tươi.
- Chú gà trống đĩnh đạc ra giữa vườn, nhảy lên đống rơm. Chú vỗ cánh phành phạch, vươn cổ cất tiếng gáy vang động khắp nơi.
- Tuyệt vời... - lại tiếng xuýt xoa.
- Sau đó chú nhảy xuống và chạy đi tìm chị gà mái.
- Thôi, thôi, được rồi, xuống ngay, xuống ngay - cô giáo hoảng hốt.
- Nhưng nó không thôi, thưa cô. Nó còn nhảy lên lưng chị gà mái, đạp đạp mấy cái rồi nó mới thôi.
Đề: Tả con trâu.
Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.
Đề: Tả con lợn.
Con lợn nhà em. Cái mỏ nó nhọn. Cái đuôi nó cong. Cái mào nó đỏ. Cái cựa nó sắc. Em rất yêu con lợn nhà em.

Bé tả cảnh vật

Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần.
Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.
Đề: Em hãy miêu tả mùa Xuân.
Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội. Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim líu lo gọi mẹ.
Đề: Tả cây chuối.
Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.
Đề: Tả cây hoa hồng.
Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành.
Đề: Tả cây bàng.
Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.
Đề: Tả một dụng cụ lao động.
Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng, để hốt rác, và còn dùng để xúc cứt chó nữa.
Đề: Tả cái cặp đi học.
Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!
Đề: Tả cơn mưa
Hai anh em sinh đôi nhà nọ học chung một lớp, nên bài vở có phần hơi giống nhau. Một lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp".
Cậu em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!
Lời bình: từ tượng thanh có vấn đề.
Đề: Em hãy tả đêm giao thừa.
Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng...
Lời bình: Bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa không có trăng.
Đề: Tả một cái cây.
Cái cây rất cao và to, tán lá xum xuê, thân cây mười người ôm không xuể. Cái cây cao 15 cen ti mét.
Đề: Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'
Đề: Tả tiết học trong lớp
Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...
Lời bình: học sinh mê truyện trinh thám.
Đề: Tả một buổi học.
Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"
Cười nghiêng ngả với những bài văn bất hủ của học sinh
tuyensinhvnn.com sưu tầm

Kỹ thuật giải nhanh chương Vật lý hạt nhân (ôn thi Đại học)

vat ly hat nhan lop 12 on thi dh
Chuyên đề Luyện thi Vật lý 2011: Kỹ thuật giải nhanh chương Vật lý hạt nhân (ôn thi Đại học). Gồm lý thuyết, áp dụng, bài tập có lời giải, đề thi,...
Tác giả: Thầy Nguyễn Thành Long, Bỉm Sơn, Thanh Hóa - Giáo viên Toán, Lý. Thầy Long là người đã soạn thảo nhiều tài liệu ôn thi ĐH môn Toán và đã gửi đăng trên tuyensinhvnn.com.
Tải file PDF (32 trang): Ki thuat giai nhanh Vat ly hat nhan

Xem thêm: Ngân hàng trắc nghiệm môn Vật lý / 80 đề thi thử ĐH 2011 môn Lý / Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Vật Lý

Cậu bé 5 tuổi giải được Toán lớp 4 (video)

Video em bé 5 tuổi giải được Toán lớp 4
Nhóm PV Tuổi trẻ Online vừa thực hiện một video clip về cậu bé 5 tuổi Hồ Đắc Minh Phương (ở Bến Tre) mới học mẫu giáo đã có thể giải được những bài toán lớp 4. Không chỉ làm toán giỏi, Minh còn biết đọc rành rẽ.
Mời các bạn xem video dưới đây:

Nguồn: Tuổi Trẻ Online (TTO)

Thursday, April 14, 2011

Blog Thích Học Toán của Ngô Bảo Châu tạm thời đóng cửa

Mấy ngày gần đây, cư dân mạng xôn xao vì sự ra đi đột ngột của blog nổi tiếng của ngài "Nobel Toán học". Blog Thích Học Toán của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đóng cửa! (tạm thời)
Blog Thich Hoc Toan cua Ngo Bao Chau dong cua
Blog thichhoctoan của GS Ngô Bảo Châu đã được bảo vệ
Đây là lời tạm biệt của Hòa thượng Thích Học Toán gửi cư dân mạng:
Tạm biệt
Chùa Thích Học Toán tạm đóng cửa từ ngày hôm qua. Bần đạo cáo lỗi với
bạn bè vì hành động đột ngột này.
Nhờ vào cái sân chùa này, bần đạo đã có chỗ để chia sẻ những suy nghĩ
của mình với bạn bè, và đổi lại bần đạo cũng đã học được rất nhiều từ các bạn.
Mỗi ngày đi qua, cái nhu cầu làm mới lại mình bằng sự tĩnh lặng trở nên
cần thiết hơn.
Vậy bây giờ là thời điểm để dừng lại và suy nghĩ. Không thể dừng lại
mà không nói một lời chia tay.
Hẹn có ngày tái ngộ,
Thích Học Toán

Hy vọng có ngày lại được tái ngộ Giáo sư trên thế giới ảo này! Chúc Hòa thượng tu thành chính quả!

Wednesday, April 13, 2011

Tỷ lệ chọi ĐH 2010 thực tế và điểm chuẩn các ngành (đầy đủ)

Báo Tuổi Trẻ Online đã thống kê được số thí sinh thực sự đến dự thi vào từng ngành, từng khối của các trường ĐH, CĐ, từ đó tính toán được tỷ lệ chọi ĐH 2010 thực tế, khác với tỷ lệ chọi mà các trường đại học công bố dựa trên hồ sơ đăng kí dự thi .
Ty le choi DH 2010, Ty le choi Dai hoc 2011
Tỷ lệ chọi thực tế này sẽ giúp thí sinh có cái nhìn chính xác hơn trong việc chọn ngành, chọn trường bởi thực tế tuyển sinh hàng năm cho thấy lượng thí sinh đến dự thi bao giờ cũng ít hơn khoảng 20-30 % so với lượng hồ sơ đăng kí ban đầu.

Bên cạnh đó, trong tài liệu dày 45 trang này, chúng tôi cũng cung cấp cho các thí sinh chi tiết điểm chuẩn các tất cả các ngành đào tạo của các trường ĐH năm 2010 để làm cơ sở cho sự lựa chọn của các bạn.

Tải file PDF thống kê tỷ lệ chọi, điểm chuẩn 2010: Download

(Nguồn: Tuổi Trẻ Online)

Phương trình mũ, logarit ôn thi Đại học (bài tập, ví dụ có lời giải)

Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình mũ, logarit ôn thi Đại học (bài tập, ví dụ có lời giải), dày 180 trang. Tác giả là thầy Nguyễn Thành Long, Thanh Hóa.
Phuong trinh mu, phuong trinh logarit

Tải file PDF: Download Phuong trinh Mu, Logarit On thi Dai hoc 2011

Xem thêm: 1000 phương trình, bất phương trình, hệ phương trình mũ, logarit / Mũ - logarit luyện thi Đại học / 257 bài tập PT, BPT, HPT mũ - logarit.

Bài tập số phức có lời giải (Toán 12, Luyện thi Đại học 2011)

Trong chủ đề Số phức, chúng tôi đã cung cấp nhiều chuyên đề hay phục vụ cho việc ôn thi tốt nghiệp, đại học. Bài viết này sẽ giới thiệu thêm một chuyên đề về số phức dùng để luyện thi đại học. Tác giả chuyên đề này là thầy Nguyễn Thành Long, Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Thầy Long là người đóng góp tích cực nhất cho tuyensinhvnn.com trong nửa đầu năm 2011 này.
Bai tap so phuc co loi giai, so phuc Toan 12, chuyen de so phuc luyen thi dai hoc
Tải chuyên đề "Bài tập số phức 12 có lời giải": Download BAI TAP SO PHUC CO LOI GIAI

Xem thêm: Số phức ôn thi Đại học / Bài tập số phức 12 có lời giải / Số phức trong đề thi Đại học, Tốt nghiệp

Monday, April 11, 2011

Vietnam TST 2011 - Đề thi môn Toán chọn Học sinh giỏi dự thi Olympic Toán học Quốc tế IMO 2011

Vietnam TST 2011 - Đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán dự thi IMO 2011: Download
Về đề thi năm nay, TS. Trần Nam Dũng (Tp. HCM) có nhận xét chung là "Dễ hơn các năm trước, không có bài "killing" như bài 3 năm 2009, bài 3 năm 2010".
Cụ thể từng bài, thầy Dũng nhận xét như sau:
Bài 1. Căn bản nhưng cũng tương đối lạ. Có thể gây khó khăn cho một số bạn.
Bài 2. Cũng khá đơn giản, chủ yếu là định lý Talet và tam giác đồng dạng. Tuy nhiên vẫn có thể gây khó.
Bài 3. Khó nhất nhưng khác với cái khó của các năm trước, bài này vẫn có 1 số ý có thể kiếm điểm như tìm max, xét trường hợp n = 3. Trường hợp thú vị nhất và mấu chốt của bài này là trường hợp n = 4.
Bài 4. Khá căn bản. Điều cần chứng minh giúp các bạn dự đoán được công thức truy hồi.
Bài 5. Không khó nhưng khá kỹ thuật.
Bài 6. Thoạt nhìn đơn giản nhưng cũng rất dễ sai. Cần phải có lý luận chặt chẽ. Nhiều bạn lầm tưởng là mình giải đúng nhưng thực sự thì không phải vậy.
Xem chi tiết đề thi dưới đây. Download bản PDF theo link trên.
De thi chon hoc sinh gioi du thi IMO 2011
Vietnam TST 2011 - môn Toán

Để bài thi tốt nghiệp môn Toán đạt điểm cao

Để bài thi tốt nghiệp môn Toán đạt điểm cao

1. Bước chuẩn bị

Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi học trên lớp.
Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập bảng tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.

2. Bước luyện tập

- Rèn luyện các kỹ năng giải toán
- Làm bài tập để lấy kinh nghiệm
- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị…
- Thi tốt nghiệp kiến thức cơ bản do đó tập trung vào những dạng bài tập cơ bản của sách giáo khoa và sách bài tập.

3. Phương pháp làm bài thi

*Làm bài thi:
- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó.
- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, trong các bước làm lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc). Những bài toán có điều kiện khi giải xong các thao tác nhớ kết hợp điều kiện.
* Chú ý khi đi thi:
- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ. Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố thời gian hoạt động học tập hợp lí sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).
Cô giáo Nguyễn Thị Nga, THPT Đào Duy Từ (Tuyển sinh, Dân Trí)

Bắt học trò chép phạt: Một kiểu nhục hình

Bắt chép phạt để răn đe, uốn nắn khi học sinh vi phạm nội quy hoặc không thuộc bài… là hình thức xử phạt đang phổ biến tại nhiều trường học. Thế nhưng, cách giáo dục này có mang tính sư phạm và dù có, liệu còn phù hợp?
Một kiểu nhục hình
Chep phat - mot kieu nhuc hinh
Chép phạt hoàn toàn không phù hợp với phương pháp sư phạm mới. 
Trước đây, tại trường cấp 2 – 3 Đ. (quận Gò Vấp) khi học sinh vi phạm như nói chuyện riêng, không thuộc bài, đi trễ… lập tức giáo viên hoặc cán bộ quản nhiệm sẽ quy ra roi. Thế nhưng, khi hình thức xử phạt này bị lên án, trường đã linh động đưa ra hình thức xử phạt mới để “uốn nắn” học sinh: chép phạt. N.M., một học sinh trường này cho biết: “Nếu nói chuyện hay không thuộc bài, lần đầu sẽ bị nhắc nhở nhưng tái phạm sẽ bị giáo viên phạt bằng cách bắt chép nguyên cuốn Hạt giống tâm hồn. Sau đó, tụi em phải viết bài cảm nghĩ, kiểm điểm lại lỗi vi phạm”. Nhiều trường cũng áp dụng hình thức xử phạt này, đặc biệt là khi học sinh không thuộc bài hoặc không làm bài. Theo đó, học sinh sẽ phải chép lại nguyên văn bài không thuộc nhiều lần, nếu không đạt “chỉ tiêu” theo quy định của giáo viên, số lần chép phạt cứ thế tăng lên. N.T., học sinh lớp 11 trường P. (quận 6) cho biết: “Cô giáo chủ nhiệm quy định, không học thuộc bài bắt chép phạt từ 50 – 100 lần kể cả những môn dài dằng dặc như văn, sử. Có khi mấy bạn lớp em còn bị chép phạt mấy trăm lần!”
Hình thức chép phạt thường là “cam kết” giữa thầy và trò, vì vậy nếu vi phạm học sinh thường phải tuân thủ quy định, dù tuân thủ với thái độ miễn cưỡng. Một học sinh trường THPT M. (quận 3) kể: “Làm bài kiểm tra dưới điểm trung bình là tụi em bị chép phạt. Các môn toán, hoá, lý mà không thuộc công thức tụi em cũng phải bò ra chép phạt. Nếu không chấp hành, hình phạt có thể tăng dần từ vài chục lên đến vài trăm lần. Tụi em cũng phải miễn cưỡng làm theo chứ thú thật chép cả trăm lần công thức vẫn hoàn quên”.
Không diễn ra ở khối THPT mà ở cấp 1, cấp 2, việc bắt học sinh chép phạt cũng diễn ra phổ biến. Một giáo viên trường tiểu học N. (quận Tân Bình) cho biết, hình thức chép phạt cũng hay được thầy cô giáo trong trường áp dụng, tuy nhiên “chỉ mang tính chất răn đe”. Theo giáo viên này, nếu học sinh không làm bài tập về nhà hoặc không thuộc từ vựng tiếng Anh thì phải chép phạt mười lần những phần chưa làm hoặc chưa thuộc. Tuy nhiên “bắt chép phạt cả trăm lần thì trường không áp dụng”, vị này khẳng định. Trò chuyện với chúng tôi trước cổng trường N., một phụ huynh cho hay: “Có nhiều tối thấy cháu hí hoáy viết đi viết lại nhiều lần. Hỏi thì cháu cho biết do không thuộc bài nên bị cô bắt chép phạt mười lần. Cũng thấy thương cháu nhưng lại nghĩ cô đang rèn luyện tính kỷ luật cho cháu nên tôi và chồng không can thiệp”. Tuy nhiên, vị phụ huynh này cũng cho rằng: “Quá lạm dụng thì hình thức này mang lại tác dụng ngược”.
Chưa cấm nhưng nên bỏ!
“Sở không đồng tình với việc sử dụng mọi biện pháp giáo dục học sinh bằng cách xử phạt. Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã có quy định về đạo đức nhà giáo, trong đó không cho phép giáo viên áp dụng các hình thức trừng phạt học sinh. Do đó, việc xử phạt, nếu xét trong những tình huống cụ thể mà vượt quá khuôn khổ giáo dục là giáo viên đó vi phạm quy chế”.
ÔNG LÂM AN, TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Đan Thanh, giáo viên trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến kể, trong quá trình dạy học, bà chứng kiến nhiều trường hợp thầy cô dùng biện pháp bắt học sinh chép phạt: “Có những lúc chép phạt cũng có tác dụng, nhưng đa số thì không”. Bà Thanh phân tích, trong nhiều tình huống bị phạt phải chép bài nhiều lần, đặc biệt với những môn phải học thuộc lòng như sử, địa… nhiều học sinh bị “dị ứng” dẫn tới phản ứng tiêu cực như không chấp hành, bỏ giờ học, thậm chí buông xuôi “tới đâu thì tới” và không nhìn mặt thầy cô bộ môn.
Theo bà Bùi Thị Liên, giáo viên văn trường THCS Thanh Đa, trước kia một số thầy cô trong trường cũng hay sử dụng hình thức chép phạt, nhưng gần đây trong các buổi họp giao ban chuyên môn, vấn đề này được đưa ra thảo luận, và “nhà trường không cấm tuyệt đối việc giáo viên sử dụng hình thức chép phạt, song cũng kêu gọi các thầy cô không nên sử dụng hình thức này trong việc giáo dục học sinh”. Về quan điểm cá nhân, bà Liên cho rằng việc áp dụng chép phạt dễ làm tổn thương các em, làm căng thẳng mối quan hệ cô – trò. Hình thức này không phù hợp với các phương pháp giáo dục mới. Theo bà Liên: “Nên tạo điều kiện để cho học sinh sửa sai thay bằng hình thức chép phạt”.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Ân, hiệu trưởng trường tiểu học Trần Bình Trọng (quận 5) phát biểu: “Việc xử phạt học sinh bằng hình thức chép phạt là không khoa học, nếu không nói là phản sư phạm”. Cũng như bà Ân, có rất nhiều biện pháp giáo dục học sinh, nếu không được thì còn hậu thuẫn là ban giám hiệu và hội phụ huynh… “Ngành giáo dục cũng đã có nhiều khoá tập huấn thường xuyên cho giáo viên về ứng xử tình huống sư phạm và phương pháp giảng dạy tích cực. Trong mọi trường hợp, giáo viên không nên nóng vội”, bà Ân nói.
Theo TRỌNG VĂN – NHƯ THUẦN (sgtt.vn)
Ý kiến của một bạn đọc của báo SGTT:
Trước tiên tôi xin gửi lời xin lỗi tới tác giả bài báo vì thực sự tôi không đồng tình 100% với nội dung bài báo trên. Bây giờ tôi thấy mọi người tập trung quy kết giáo viên nhiều quá, tôi không phải là giáo viên, nhưng đứng ở cương vị đã từng là học trò, qua tiếp xúc với nhiều em trong nhiều trường hợp, tôi thấy học sinh bây giờ càng ngày càng mất đi tinh thần tôn sư trọng đạo. Chuyện chép phạt với những học sinh cùng trang lứa với tôi là bình thường, nhưng sao không nói đến chuyện học sinh đến lớp không chịu học bài mà khi phải chép phạt lại kêu. Đúng là chép phạt cả cuốn Hạt giống tâm hồn là hơi quá và không phù hợp, nhưng công thức không thuộc, chép phạt là bình thường, hai chuyện này nên chăng tách biệt riêng ra.
Khi còn đi học, tôi nghĩ đã đến lớp thì phải phải có trách nhiệm thuộc bài, không thuộc bài là quá sai rồi, lỗi do mình nhận điểm kém hay bị phạt cũng không oan, với mức phạt chép lại công thức có đến 50-100 lần cũng chả có gì quá sức cả. Tôi nghĩ có lẽ không nên để học sinh tiếp cận với những suy nghĩ kiểu như thế này vì ở lứa tuổi các em chưa thể nhận thức được toàn bộ sự việc, nhiều em sẽ dựa vào những bài báo như thế này để đánh giá sai và cư xử không đúng mực với thầy cô giáo. Quan điểm của cá nhân tôi có thể đúng, có thể sai, nhưng hy vọng sẽ góp thêm ý kiến cho cái nhìn tổng thể của toàn xã hội.

Sunday, April 10, 2011

Trần Sĩ Tùng - 55 đề ôn thi đại học có đáp án

Bài viết này sẽ giới thiệu bộ 55 đề ôn thi Đại học 2011 của thầy giáo Trần Sĩ Tùng, THPT Trưng Vương, Quy Nhơn, Bình Định. Thầy Tùng đã giải chi tiết từng đề và chia sẻ trên blog của thầy ở trang violet.
Bộ đề thi thử ĐH 2011 với 55 đề này là tập tài liệu hữu ích cho các sĩ tử và các thầy cô dạy luyện thi Đại học môn Toán.
De on thi Dai hoc, Thi thu DH, Luyen thi DH 2011
Download toàn bộ đề thi và đáp án này theo các link sau:
  • 55 đề thi Đại học - Trần Sĩ Tùng (file PDF): Download
  • Hướng dẫn giải 55 đề thi ĐH 2011 - Trần Sĩ Tùng (file word): Download
Xem thêm: Đề thi thử ĐH 2011 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh có đáp án / Bộ 60 đề ôn thi tốt nghiệp THPT - Trần Sĩ Tùng

Hình học 10, 11, 12 toàn tập (Chuyên đề Luyện thi Đại học 2011)

Hình học 10, 11, 12 toàn tập (Chuyên đề Luyện thi Đại học 2011). Tài liệu dày 45 trang, bao gồm tất cả các vấn đề nằm trong chương trình môn Hình học ở THPT, từ Hình hoc phẳng, Phương pháp tọa độ trong không gian đến Hình học không gian thuần túy. Nội dung chính bao gồm lý thuyết, các dạng toán, đề bài tập, tuyển tập các bài toán hình học trong các đề thi Đại học,...
Hinh hoc 10, 11, 12 luyen thi Dai hoc 2011
Tải file PDF ở đây: Download Chuyen de Hinh hoc 10, 11, 12 Luyen thi dai hoc 2011

Xem thêm: Chuyên đề HÌNH HỌC PHẲNG luyện thi ĐH / Chuyên đề HHKG luyện thi ĐH / Các bài toán hình học trong đề thi ĐH 2002-2010

Saturday, April 9, 2011

Đề thi Thử ĐH 2011 Hóa, Lý, Sinh, Toán có đáp án

Trong chủ đề Đề thi Thử ĐH 2011, chúng tôi đã post khá nhiều De thi thu DH 2011 các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh . Để bạn đọc tiện theo dõi, bài viết này sẽ hệ thống các đề thi thử tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2011.
De thi thu DH 2011, mon Hoa, mon Ly, mon Toan, mon Sinh

I. Đề thi thử ĐH môn Toán có đáp án

    Bộ đề thi thử ĐH 2011 môn Toán có đáp án
  1. 17 đề luyện thi ĐH cấp tốc 2011 môn Toán
  2. 55 đề ôn thi Đại học 2011 có đáp án của Trần Sĩ Tùng
  3. Bộ 31 đề thi thử ĐH năm 2011 môn Toán có đáp án chi tiết
  4. Bộ 25 đề thi thử 2011 môn Toán (một nửa có đáp án)
  5. Bộ đề thi thử ĐH 2011 có đáp án của Đại học Sư phạm Hà Nội
  6. Bộ đề thi thử ĐH cấp tốc môn Toán năm 2011
  7. Các đề thi thử Đại học trên tạp chí Toán học Tuổi trẻ (Thử sức trước kì thi)
  8. Bộ đề thi thử ĐH 2010 môn Toán có đáp án chi tiết
  9. 35 đề thi thử môn Toán có đáp án năm 2010
  10. 13 đề thi thử Đại học có đáp án môn Toán năm 2010
  11. 16 đề thi thử ĐH từ học mãi có đáp án 2010
  12. Các đề thi thử ĐH môn Toán từ 2002 đến 2009
  13. 24 đề thi thử Đại học môn Toán năm 2009 - Đỗ Đường Hiếu
  14. Tuyển tập đề thi thử Đại học môn Toán có đáp án năm 2009
  15. 123 đề luyện thi Đại học môn Toán 2008
  16. 60 đề ôn thi Đại học môn Toán năm 2008
  17. Đề dự bị Đại học môn Toán từ 2002-2009
  18. Đề luyện thi vào Đại học FPT 2009
  19. Tuyển tập đề "thử sức trước kì thi" trên tạp chí THTT 2003-2009
  20. 5 đề ôn thi Đại học từ báo Tuổi trẻ Online

II. Đề thi thử ĐH 2011 môn Hóa có đáp án

III. Đề thi thử ĐH 2011 môn Lý có đáp án

IV. Đề thi thử ĐH 2011 môn Sinh có đáp án

18 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 10

Bộ 18 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 10 được biên soạn theo cấu trúc đề thi (có phần chung và phần riêng cho học sinh từng ban). Tác giả là thầy Trần Duy Thái, THPT Gò Công Đông, Tiền Giang.
De thi hoc ki 2, Toan 10, thi hoc ky
Giáo viên Toán THPT và học sinh lớp 10 (cơ bản và nâng cao) có thể dùng để thi thử. Download bản PDF theo link dưới đây: Download 18 DE THI TOAN 10 HOC KI 2

Xem thêm: Đề cương ôn tập Toán 10 học kì 2 / Bộ đề thi học kì 2 Toán 11 / Bộ đề thi học kì 2 Toán 12

Thursday, April 7, 2011

Các dạng toán viết phương trình mặt phẳng (Toán 12) - Nguyễn Thành Long

Các dạng toán viết phương trình mặt phẳng (Toán 12, LTĐH), tác giả: Nguyễn Thành Long, Thanh Hóa: Download
Trong chương trình THPT khi viết phương trình tổng quát của mặt phẳng chứa một đường thẳng và thỏa mãn một điều kiện cho trước, học sinh và đôi khi là giáo viên sử dụng phương pháp chùm mặt phẳng, phương pháp đó cũng khá là ngắn gọn và hay nhưng hiện nay chỉ dùng phương pháp đó với hình thức tham khảo, điều đó làm khó khăn cho học sinh trong quá trình làm bài tập, cũng như giáo viên trong quá trình giảng dạy. Bài viết này hi vọng sẽ giúp đỡ các em, cũng như các bạn đồng nghiệp không cần sử dụng phươn g pháp đó vẫn có thể làm bài tập, không những chỉ làm với dạng bài tập đó mà còn mở rộng sang các dạng khác.
Cac dang Toan viet phuong trinh mat phang
Dạng 1: Viết phương trình mặt phẳng đi qua một điểm và thỏa mãn điều kiện cho trước
Điều kiện cho trước là
- Vuông góc với hai mặt phẳng cho trước
- Song song với hai đường thẳng cho trước
- Vuông góc với một mặt phẳng và song song với một đường thẳng cho trước…
Dạng 2: Viết phương trình mặt phẳng đi qua hai điểm và thỏa mãn điều kiện cho trước
Điều kiện cho trước là
- Vuông góc với một mặt phẳng cho trước
- Song song với một đường thẳng cho trước
- Tạo với một mặt phẳng một góc cho trước…
Dạng 3: Viết phương trình mặt phẳng chứa một đường thẳng và thỏa mãn điều kiện cho trước
- Đi qua một điểm không thuộc đường thẳng đã cho
- Song song với một đường thẳng cho trước
- Vuông góc với một mặt phẳng cho trước
- Tiếp xúc với một mặt cầu cho trước
- Tạo với đường thẳng hay mặt phẳng một góc cho trước…
Dạng 4: Viết phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm phân biệt cho trước
Dạng 5: Viết phương trình mặt phẳng chứa hai đường thẳng cắt nhau hoặc song song với nhau.
Tải file PDF ở đây: Cac dang Toan viet phuong trinh mat phang.

Cùng tác giả: Phương trình mặt phẳng, mặt cầu, đường thẳng trong không gian Oxyz

Các sai sót thường gặp khi viết hồ sơ đăng kí dự thi ĐH, CĐ 2011

Trong thời gian các thí sinh đang hoàn tất hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2011, trao đổi với Dân trí, Đại diện Ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng đã tổng kết một số sai sót thí sinh thường mắc phải qua công tác xử lý hồ sơ các năm trước.
Theo đó, thí sinh trong khi làm hồ sơ đăng ký dự thi, cần chú ý các sai sót thường gặp sau để tránh mắc phải.
Các sai sót thường gặp khi viết hồ sơ đăng kí dự thi ĐH, CĐ 2011
1. Nhầm lẫn mục 3 trong hồ sơ ĐKDT là nguyện vọng 2: thí sinh cần lưu ý mục 3 trong hồ sơ đăng ký dự thi không dành để đăng ký nguyện vọng 2 mà dành cho các thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1) học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của ĐH, sau khi ghi mục 2 phải ghi thêm mục 3 này.

Thí sinh chú ý khi khai báo hồ sơ ĐKDT thí sinh chỉ khai báo NV1. Các NV2, 3 chỉ khai báo khi thí sinh không trúng tuyển NV1 và đã nhận được Giấy chứng nhận kết quả thi.

2. Nhầm lẫn giữa trường tổ chức thi và không tổ chức thi:

Khi đăng ký vào một ngành của trường không tổ chức thi, thí sinh phải nộp hồ sơ thi nhờ một trường có tổ chức thi và theo đúng khối thi (khai báo mục 3).

Nếu trường thí sinh muốn đăng ký học có tổ chức thi thì thí sinh phải dự thi tại trường đó (hoặc thi cụm) chứ không được thi nhờ một trường khác.

3. Đăng ký sai khối thi hoặc vào các ngành trường tổ chức thi không tuyển sinh.

Ngoài ra, những sai sót thí sinh thường gặp trong quá trình dự thi cũng đã được lưu ý:

4. Hiểu và khai sai đối tượng được ưu tiên trong tuyển sinh. Đặc biệt là các trường hợp cha mẹ được hưởng chính sách trợ cấp thương tật mà không phải là thương binh hoặc không có Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh.

5. Khi nhận được Giấy báo dự thi không kiểm tra kỹ các thông tin để điều chỉnh sai sót trước khi thi hoặc trong ngày tập trung đầu tiên gây phiền phức về sau;

6. Ghi thiếu thông tin trên giấy thi, đặc biệt là số báo danh và số tờ giấy làm bài;

7. Không yêu cầu Giám thị ký đủ các chữ ký trên giấy thi và giấy nháp;

8. Khi thi trắc nghiệm ghi sai mã đề hoặc số báo danh trên phiếu trả lời trắc nghiệm;

9. Làm cả phần chung và phần riêng của đề thi (dù có thể là vô ý).
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc như sau: Theo hệ thống của Sở GD&ĐT: Từ ngày 14/03 đến 17.00 giờ ngày 14/04/2011; Tại các trường tổ chức thi: Từ ngày 15/04 đến 17.00 giờ ngày 21/04/2011.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã yêu cầu các Sở GD-ĐT, các trường ĐH và CĐ không thay đổi thời hạn, không kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.
tuyensinhvnn.com (Theo Dân trí)

Tuesday, April 5, 2011

Bài toán khảo sát hàm số trong đề thi Đại học 2002-2010

Tuyển tập các bài toán khảo sát hàm số trong đề thi Đại học 2002-2010 (có đáp số) gồm 4 phần: Khảo sát hàm số và bài toán tiếp tuyến; Cực trị; Sự tương giao giữa các đồ thị; Các bài toán khác.
Khao sat ham so trong de thi dai hoc 2002 - 2010
Tài liệu được biên soạn bởi thầy Nguyễn Tuấn Anh, Sơn Tây, Hà Nội. Link download

Xem thêm: 33 dạng Toán khảo sát hàm số (HAY) / Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan / Bài toán liên quan khảo sát hàm số (Phần 2)

Monday, April 4, 2011

Đề cương ôn tập Toán 9 học kì 2

De Cuong On Tap Toan 9 Hoc Ki 2 II
Đề cương ôn tập Toán 9 học kì 2 năm học 2010-2011 gồm có 2 phần: Đề bài tập tự luyện và 7 đề thi thử (tự luận, trắc nghiệm, ma trận, đáp án). Học sinh lớp 9 và giáo viên Toán THCS có thể dùng làm tư liệu tham khảo.
Tải file Đề cương môn Toán lớp 9 học kỳ 2 (HK II): Download

Đã đăng:

Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2011

Lich Thi Tot Nghiep THPT Nam 2011
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 diễn ra vào các ngày 2, 3, 4/6/2011 với 6 môn thi bắt buộc (đối với hệ THPT): Ngữ văn, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Toán, Ngoại ngữ; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.
Với hệ GDTX, các thi sinh phải thi 6 môn: Ngữ văn, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Toán, Lịch sử; trong đó, các môn: Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2011 cụ thể như sau:
a) Giáo dục trung học phổ thông
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian
làm bài
Giờ
phát đề thi cho thí sinh
Giờ bắt đầu
làm bài
02/6/2011
SÁNG
Ngữ văn
150 phút
7 giờ 25
7 giờ 30

CHIỀU
Vật lí
60 phút
14 giờ 15
14 giờ 30
03/6/2011
SÁNG
Địa lí
90 phút
7 giờ 25
7 giờ 30

CHIỀU
Sinh học
60 phút
14 giờ 15
14 giờ 30
04/6/2011
SÁNG
Toán
150 phút
7 giờ 25
7 giờ 30
CHIỀU
Ngoại ngữ
60 phút
14 giờ 15
14 giờ 30
Lịch sử
90 phút
14 giờ 25
14 giờ 30
b) Giáo dục thường xuyên
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian
làm bài
Giờ
phát đề thi cho thí sinh
Giờ bắt đầu
làm bài
02/6/2011
SÁNG
Ngữ văn
150 phút
7 giờ 25
 7 giờ 30

CHIỀU
Vật lí
60 phút
14 giờ 15
14 giờ 30
03/6/2011
SÁNG
Địa lí
90 phút
7 giờ 25
7 giờ 30

CHIỀU
Sinh học
60 phút
14 giờ 15
14 giờ 30
04/6/2011
SÁNG
Toán
150 phút
7 giờ 25
 7 giờ 30

CHIỀU
Lịch sử
90 phút
14 giờ 25
14 giờ 30


tuyensinhvnn.com (Nguồn: Bộ GD&ĐT)