Tuesday, May 1, 2012

Tăng lương hay bù giá? (1/5/2012)

Như vậy là kể từ hôm nay, 1/5/2012, lương cơ bản sẽ tăng từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng. Nhân dịp này, một độc giả của báo Dân Trí có bài viết sau:
Tôi năm nay đã 82 tuổi, là kỹ sư về hưu, cứ suy nghĩ mãi cái từ “tăng lương” hay là “bù giá”? Tại sao từ ngày 1/5/2012 được nhận thêm 26,5% tiền lương hưu? Đấy có phải vì mặt bằng giá cả thay đổi mà Nhà nước tăng thêm để bù vào...
Nếu đúng vậy, thì mọi người đều được bù giá như nhau. Vậy tại sao người lương thấp nhận được ít, thậm chí chỉ bằng ¼ người lương cao?
Ví dụ: người lương 2,2 triệu được tăng 2,2 x 26,5% = 583.000 ngàn đồng. Cộng lương mới: 2,2tr + 583.000 = 2,783 triệu đ.
Nếu người lương 8 triệu sẽ được: 8,8 x 26,5 = 2,332 triệu đ. Cộng lại 8,8tr + 2, 332tr = 11,132 triệu đ.
Qua con số đó có thể thấy người lương cao được bù giá gấp 4 lần người lương thấp. Vậy tôi muốn hỏi: Vì sao tháng 5/2012 cán bộ hưu trí được nhận thêm 26,5%, như vậy có phải là trượt giá không?
Nếu là tăng lương thì chúng tôi không có ý kiến. Nhưng nếu do giá cả thị trường gia tăng như giá điện, nước, gas, giao thông đi lại, phí xe...mà được bù giá, với người lương cao cũng trả như vậy thì quả là thật thiệt thòi cho người lương thấp. Vì thật sự là sự trượt giá ảnh hưởng nhiều hơn tới những gia đình lương thấp.
Cho nên, mỗi lần nghe tin tăng lương, những người lương thấp không vui lắm. Nếu được nghe tin hạ giá các mặt hàng thiết yếu như: điện, nước, gas, phí giao thông, giá vé xe bus... thì chúng tôi mừng hơn, vì khó khăn dồn dập khi giá cả lên cao đối với người lương thấp.
Trên đây là vài góp ý nói lên suy nghĩ thật của chúng tôi. Mong rằng các kỳ “bù giá” sau, ngành chức năng nên làm cho đồng đều để khỏi phải lo tính toán. Tôi có mức lương có thể gọi là trung bình mà đã thấy thiệt thòi, huống hồ những người lương thấp thì quả thật là họ cũng thấy tui tủi đấy.

DinhCuTinh (Dân Trí)

No comments:

Post a Comment