Monday, January 31, 2011

Câu đối Tết Tân Mão 2011

Cau doi tan mao, cau doi tet 2011, cau doi tet tan mao 2011
Câu đối 1
Canh Dần qua, cành đào đã đỏ hoa mừng tết, đón xuân về, thêm thắm tươi màu đỏ, điểm tô phong vị tết.
Tân Mão tới, cây quất vừa vàng quả chào xuân, vui tết đến, càng rực rỡ sắc vàng, ngời sáng bức tranh xuân.
Câu đối 2
HỔ Ở LÀNG VẰN, GẶP KHI LÀNG VẶN, NỊNH KHÁCH LÀNG VĂN!
MÈO GIẤU CỦA CHUA, ĂN VỤNG CỦA CHÙA, NGỒI NGAI CỦA CHÚA!
Câu đối 3
Xạo quá bác MÈO, mẹo hiểm trèo cau thăm chú CHUỘT!
Lạ thay chú CHUỘT, đường xa mua mắm giỗ cha MÈO?
Câu đối 4
Ông TÁO bảo ông CÔNG: lên chốn Thiên đình đừng nói dối!
Năm MÈO tiếp năm HỔ: theo phường Địa tặc phải ăn gian!
Câu đối 5
Mèo trắng mèo đen đều bắt chuột
Hổ vàng hổ xám cũng xơi hươu
Mèo là tiểu Hổ
Hổ là đại Miêu
Một vòng múa mép đen thành trắng
Nửa điệu khua môi ít hoá nhiều
Trò Mèo, điêu đứng người chân thật
Thật giả thời nay, hỏi chú… Phèo!
Câu đối 6
Năm Canh Dần hết, tiễn cọp đi, tài sức có thừa sao xếp xó !
Xuân Tân Mão tới, đón mèo lại, vuốt nanh tuy nhỏ cũng tung hoành !
Câu đối 7
Năm Canh Dần kết thúc, báo cáo lãnh đạo, tổng kết kế hoạch của năm qua, nhìn lại, tuy không ít khó khăn - nhưng đã thu bao nhiêu thắng lợi !
Xuân Tân Mão bắt đầu, kính gửi cấp trên, triển khai chương trình từ xuân mới, xem ra, vì có nhiều thuận lợi - nên sẽ đạt gấp bội thành công !
Câu đối 8
Tháng hết Cọp đi hay chửa Canh Dần đã cạn
Đông tàn Mèo tới ô kìa Tân Mão vừa sang
Hà Sĩ Phu - Hoàng Hải - Đuyên Hồng

Trong bài 30 Tết nói chuyện về câu đối và Toán học, chúng tôi có nhắc đến vế đối nổi tiếng "DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH" đến giờ vẫn chưa ai đối chỉnh. Ghé sang trang của Đuyên Hồng thấy mấy gợi ý như sau:
Gợi ý 1
Rừng sâu mưa lâm thâm
Câu này là của một anh bộ đội Trường Sơn đối lại, ý tốt nhưng chưa tốt về vần. Vì BÌ là vần bằng mà LÂM cũng vần bằng.
Gợi ý 2
Mấn đen chùm váy thâm
MẤN ở đây có nghĩa là VÁY (từ cổ). Câu này nghe có vẻ chỉnh hơn.
Gợi ý 3
Bạn trẻ khóc nỉ non
Trong tiếng Hán-Việt thì NỈ có nghĩa là BẠN
Gợi ý 4
Chị kia khóc tỉ tê
Theo từ địa phương thì TÊ=KIA, trong tiếng Hán-Việt thì TỈ=CHỊ.
Gợi ý 5
Đàn nhỏ kêu tí ti
Câu này không chuẩn lắm vì ở đây có sự đảo giữa tí và ti. Ý tác giả ti=tơ=đàn, còn tí=nhỏ. Nếu viết "ti tí" thì không chuẩn về vần bằng-trắc.
Ngoài ra, trong bài viết trước cũng đã có mấy gợi ý sau:
Gợi ý 6
Quạ vàng đội kim ô
Gợi ý 7
Trời xanh màu thiên thanh
Gợi ý 8
Tay sơ sờ tí ti

Sunday, January 30, 2011

Quốc hoa Việt Nam - tại sao không phải là bông lúa?

Mấy ngày gần đây, người ta bàn tán nhiều về chuyện quốc hoa của Việt Nam. Có ý kiến đề xuất chọn hoa sen làm hoa đại diện và người ta còn tổ chức cả "đêm hội hoa sen" để PR cho loài hoa này. Tuy nhiên, đọc bài viết dưới đây ta sẽ thấy có một ứng viên xứng đáng hơn hoa sen!
quoc hoa viet nam, bong lua
Bông lúa sẽ là Quốc hoa Việt nam?
Đi khắp Việt Nam bốn mùa hoa rực rỡ, chẳng phải quốc gia nào trên thế giới cũng được thiên nhiên ưu đãi nhiều đến thế! Hoa sen Đồng Tháp - Cửu Long, hoa mai vàng Nam Bộ, hoa cà phê Tây Nguyên, hoa hải đường xứ Huế, hoa đào Hà Nội - Sa Pa, hoa gạo xứ Đoài, hoa phượng Hải Phòng, hoa hồi Lạng Sơn, hoa mận Tây Bắc, hoa ban Điện Biên và cả một thành phố Đà Lạt nổi tiếng với các loại hoa lan, hoa hồng, hoa cẩm tú cầu, hoa mimosa, hoa trà my, hoa đỗ quyên…

Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng mang đậm bản sắc từng vùng miền, trở thành dấu ấn khó phai trong lòng du khách ghé thăm và người tha hương thì bồi hồi da diết nhớ!

Ngay cả hoa dại Việt Nam cũng đẹp, có những bông hoa dại mà hình ảnh của nó đã gắn liền với quê hương xứ sở, đã đi vào thơ ca, đã in sâu trong lòng người dân Việt. Ai đã từng lớn lên cùng sông nước miền Tây khi đi xa chẳng rưng rưng nhớ bông điên điển, bông lục bình. Ai gắn bó với cao nguyên chẳng xốn xang nhớ những vạt dã quỳ vàng rực rỡ dưới trời thu xanh ngắt. Ai yêu vùng biên giới Đông Bắc chẳng lưu luyến nhớ những triền đồi hoa sim, hoa mua tím ngát mênh mang…

Quốc hoa là một từ chỉ khái niệm “hoa đại diện cho quốc gia”, còn thực tế quốc hoa không nhất thiết phải là hoa.

Quốc hoa hoàn toàn có thể là lá (như lá phong của Canada), là cây, là quả, là hạt… Miễn sao hình ảnh của nó truyền tải được cái tên quốc gia một cách sâu sắc nhất, chuẩn xác nhất.

Nhìn chiếc lá phong người ta hiểu “nước Canada”, nhìn bông mẫu đơn (loại mẫu đơn gắn trên mũ của “Hoàn Châu cách cách”) người ta hiểu “nước Trung Hoa”. Nhìn bông sen chắc chắn người ta hiểu “nước Ấn Độ”...

Để lựa chọn chính xác chúng ta phải hiểu được giá trị và ý nghĩa của quốc hoa :

- Là loại hoa (lá, cây, hạt, quả, hạt…) mang hình ảnh đất nước Việt Nam - nhất định là Việt Nam chứ không thể nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác. Nhìn thấy loại hoa đó là người ta nghĩ ngay đến Việt Nam. Đến Việt Nam là nhìn thấy loại hoa đó.

- Là loại hoa (lá, cây, hạt, quả, hạt…) gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển nước Việt Nam trong mọi lĩnh vực – trong đời sống nhân dân từ ngàn xưa đến nay, trong bản sắc văn hóa và truyền thống, trong kinh tế và du lịch, trong các lễ hội, trong nghệ thuật… trong lĩnh vực nào loại hoa đó cũng được ngợi ca, trân trọng, tôn vinh.

- Là loại hoa (lá, cây, hạt, quả, hạt…) mang đặc trưng hồn Việt Nam - có tạo hình, màu sắc, hương thơm đã in sâu vào tâm trí người Việt. Cho dù đi khắp năm châu chỉ cần nhìn thấy bông hoa đó, ngửi thấy mùi hương đó… là thấy hồn quê hương đất nước xúc động ùa về.

- Là loại hoa (lá, cây, hạt, quả, hạt…) mang phẩm chất con người Việt Nam, cho khát vọng và ước mơ của người Việt Nam. Mang lại hạnh phúc, tự hào, vinh quang cho người dân Việt Nam với bạn bè quốc tế.

- Là loại hoa (lá, cây, hạt, quả, hạt…) có vẻ đẹp Việt Nam, hương thơm Việt Nam: đẹp khi tạo hình nghệ thuật (đen trắng, màu, khắc nổi, khắc chìm…) Đẹp khi đứng một mình, đẹp khi đứng một bó, đẹp khi cả một cánh đồng mênh mông… Đẹp khi còn non, khi trưởng thành, khi đơm bông, khi kết trái. Đẹp khi ở đồng bằng, đẹp khi ở miền núi, đẹp khi ở ven sông, đẹp khi ở ven biển… ở đâu cũng khiến người ta phải trầm trồ và rút máy ảnh ra chụp. Và đặc biệt là hương thơm của loại hoa đó cũng rất Việt Nam.

Và cây hoa đó ở Việt Nam chỉ có thể là CÂY LÚA NƯỚC - Bông hoa đó là BÔNG LÚA NƯỚC !

Lúa thơm từ lúc còn là ruộng mạ non xanh mướt, rồi khi lúa trổ đòng đòng, khi lúa ra hoa, khi những hạt non ngậm sữa, khi lúa chín vàng trĩu nặng cả bông, khi rơm rạ phơi nắng, khi mùi khói lam chiều, khi bát cơm thơm dẻo, khi gói cốm xanh mềm, khi đĩa xôi vừa chín, khi bánh chưng, bánh ú, bánh nếp, bánh bèo, khi bún, phở, bánh đa, bánh tráng... Bất kể khi nào lúa cũng ngát hương thơm riêng của mình, ngọt ngào và sâu lắng. Lúa kết tinh hương thơm của đất, của trời và cả những “giọt mồ hôi sa” của tình người cày cấy sớm hôm. Hương thơm của lúa gợi nhớ đến quê hương đất nước Việt Nam và làm rung động tâm hồn người Việt mọi thời đại.

Người nghệ sĩ viết nên các bài hát, bài thơ về cây lúa bao giờ cũng tràn trề cảm xúc trân trọng và yêu thương tha thiết:

Em hát câu ca ấy, lúa mùa này đơm bông
Hạnh phúc trên đôi tay, nơi anh đã gieo mầm… (Làng lúa, làng hoa)

Đồng xanh lúa rập rờn biển cả
Tiếng ai ru con ngủ ru hời
Đồng xanh lúa thẳng cánh bay cò bay… (Việt Nam quê hương tôi)

Lúa tháng 5 kén tằm vàng óng
Hạt khô giòn đem đóng thuế nông… (Lúa tháng 5)

Năm tấn thóc cả nước cùng đánh Mỹ… (Bài ca năm tấn)

Đôi ta yêu nhau cho lúa xanh màu
Cho thuyền vượt biển muôn trùng băng qua… (Tình ta biển bạc đồng xanh)

Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần… (Bầm ơi)

Đồng quê hôm nay vui, vui với thóc lúa mới
Cho bõ công cày cấy bao ngày mong chờ !
Chàng trai xay xay xay, thôn nữ giã giã giã
Em bé đưa miệng cắn đôi hạt lúa vàng… (Bức họa đồng quê)

Ngày mùa vui thôn trang, lúa reo như hát mừng.
Lúa không lo giặc về khi mùa vàng thôn quê.
Ngày mùa vui thôn xóm, đầy đồng giáo với gươm,
Súng tì tay anh đứng, em ngừng liềm trông sang… (Ngày mùa)

Ở đâu trên đất nước Việt Nam cũng ngập tràn những thảm lúa tươi đẹp nên thơ. Từ thửa ruộng bậc thang vùng Tây Bắc đến cánh đồng thẳng cánh cò bay Nam Bộ. Từ đồng quê êm đềm bên lũy tre xanh miền Bắc đến dải lụa dọc suốt miền Trung biển xanh cát trắng… Đồng lúa nào cũng có sắc thái đặc trưng và đồng lúa nào cũng mang vẻ đẹp riêng của Việt Nam, rất rất Việt Nam. Đặc biệt là Tây Bắc với rừng núi uốn lượn trập trùng lớp lớp ruộng bậc thang đã trở thành một điểm nhấn thu hút khách du lịch cả trong nước và quốc tế đến với Sa Pa, Mộc Châu, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái…

Cây lúa mỏng manh giản dị nhưng chứa đầy sức sống và nghị lực bất khuất kiên cường. Từ hạt thóc nhỏ xíu lúa vượt bùn đứng lên, rễ bám vào đất mẹ, gốc uống ngập phù sa, lá vút lên mạnh mẽ sắc nhọn, bông hút khí trời và tỏa hương thơm thảo dạt dào, luôn hết mình hiến dâng cho đời. Cây lúa là hiện thân của ước mơ no ấm, hạnh phúc, bình yên – đó chẳng phải là những khát vọng chân chính, trong sáng và cao đẹp của người Việt hay sao? Đó chẳng phải là những giá trị cốt lõi và đích thực của thế gian hay sao? Bao đời nay cha ông ta đã đổ bao xương máu hy sinh để gìn giữ non sông, giành lại ruộng đất, bảo vệ cây lúa quê hương. Cây lúa đã được các thế hệ đi trước chọn in lên quốc huy cũng chính bởi ý nghĩa sâu sắc này.

Không phải quốc hoa nào trên thế giới cũng có thể đem cắm thành một bình hoa tươi để trang trí. Tiêu chuẩn này không cần thiết, vì hoa nào cũng có mùa và các loại hoa thân gỗ như anh đào (Nhật), chămpa (Lào), mẫu đơn (loại mẫu đơn trên mũ Hoàn Châu cách cách - Trung Quốc), dâm bụt (Malaisia), hoa muồng hoàng yến (còn gọi là lan nữ hoàng, bò cạp nước - Thái Lan)… cũng không đáp ứng được tiêu chí này. Thay vào đó người ta sử dụng những bức tranh, bức ảnh hay biểu tượng nghệ thuật khác để giới thiệu hình ảnh quốc hoa trong phòng khách. Và hình ảnh cây lúa không chỉ là khát vọng no ấm và bình yên mà còn gắn liền với nụ cười hân hoan được mùa của người nông dân Việt Nam - một nụ cười hạnh phúc thực sự, không cần gượng ép tạo dáng.

Hiện nay có nhiều ý kiến nghiêng về hoa sen hồng. Thực ra hoa sen là “Phật hoa” và các nước có đạo Phật đều yêu hoa sen, ca ngợi hoa sen, tôn vinh hoa sen vào top hoa cao quý nhưng cũng không chọn sen làm quốc hoa (Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Malaisia… ). Ấn Độ đã chọn sen làm quốc hoa là rất chuẩn xác bởi nhìn hoa sen (bất kể màu gì, bất kể ở đâu) người ta sẽ liên tưởng đến đức Phật, đến Phật giáo, đến Ấn Độ - quê hương của đức Phật và cũng là nơi hình thành và phát triển đạo Phật.

Ở nước ta hoa sen còn là hình ảnh mùa hè, cũng như hoa cúc là đại diện mùa thu, hoa đào (hoa mai) là hình ảnh mùa xuân. Có thể nói hoa sen có nhiều ý nghĩa trong đời sống nhân dân ta ở khía cạnh nghệ thuật, hình ảnh ví von so sánh… cũng như hoa đào, hoa mai, hoa cúc, cây trúc, cây tùng, cây lựu. Hoa sen có thêm ý nghĩa tâm linh nhưng là ý nghĩa chung của tất cả các quốc gia theo đạo Phật, không phải dấu ấn riêng của nước ta.

Ông cha tổ tiên chúng ta từ ngàn xưa đã tôn vinh cây lúa, coi cây lúa là vấn đề hàng đầu của cả dân tộc. Bằng chứng là các lễ hội cày cấy (lễ Hạ điền), lễ hội khi thu hoạch mùa (lễ Thượng điền), Tết cơm mới, lễ tạ ơn trời đất và cầu xin mưa gió thuận hòa cho mùa màng bội thu… đến nay vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Đất nước ta không thể thiếu cây lúa nước, chính cây lúa ấy đã nuôi nấng nhân dân ta, tạo ra tổ quốc ta. Cây lúa đã đi vào mọi mặt của đời sống, văn hóa, vật chất, tinh thần của người Việt bao đời nay – đời thường mà cao quý, mộc mạc mà thiêng liêng, khiêm tốn mà mạnh mẽ, bé nhỏ mà vĩ đại, yêu thương và dâng hiến – đích thực là quốc hoa của Việt Nam !

Cây lúa mang trong mình dấu vết dân tộc từ thủa sơ khai và thủy chung đến tận bây giờ. Các vua Hùng khai sinh đất nước đã chọn bánh chưng, bánh dày làm lễ vật thiêng liêng đại diện cho nhân dân mình, tổ quốc mình – đó chẳng phải là sự tôn vinh cây lúa hay sao ? Hàng năm chúng ta vẫn coi ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch là ngày quốc giỗ (quốc lễ) trọng đại của đất nước. Vậy thì cớ gì mà BÔNG LÚA – CÂY LÚA không phải là Quốc Hoa của Việt Nam chúng ta ?

Có thể khẳng định rằng : Bông lúa, cây lúa đã là quốc hoa của Việt Nam từ ngàn xưa ! Nếu bây giờ lúa được đầu tư tốt hơn, phát triển tốt hơn thì người nông dân hạnh phúc biết chừng nào, đất nước giàu đẹp và vinh quang biết chừng nào !
Út Rơm

Friday, January 28, 2011

Tìm công thức tổng quát của dãy số truy hồi bằng phương trình sai phân

Chuyên đề: Tìm công thức tổng quát của dãy số truy hồi bằng phương trình sai phân - Tim cong thuc tong quat cua day so bang phuong phap sai phan.
Bài viết này sẽ cung cấp cho học sinh 11 hai tập tài liệu về phương pháp tìm công thức tổng quát của các dãy số truy hồi (trong đó, cấp số cộng và cấp số nhân là 2 trường hợp đơn giản).
im cong thuc tong quat cua day so truy hoi, phuong trinh sai phan
Dãy Fibonacci (Một dãy truy hồi cấp 2)
1. Phương pháp tìm CTTQ của dãy số, Trần Duy Sơn : Download
2. Tìm công thức tổng quát của dãy số truy hồi, Nguyễn Tất Thu: Download

Xem thêm: Bài tập dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân (Toán 11)

Vài ứng dụng của công thức tính tan15o

Đọc báo giúp bạn số này xin giới thiệu đến các bạn bài báo "Vài ứng dụng của công thức tính tan150" của thầy Hoàng Đức Nguyên, GV THPT chuyên ĐHSP Hà Nội. Bài được đăng trên tạp chí Toán học Tuổi trẻ số 401 - tháng 11/2010 (Click vào hình để xem rõ hơn).
Vài ứng dụng của công thức tính tan15
Vài ứng dụng của công thức tính tan15

Thursday, January 27, 2011

Phương trình lượng giác trong đề thi Đại học 2002-2010

Tuyển tập phương trình lượng giác trong đề thi Đại học 2002-2010 (cả chính thức lẫn dự bị). Tất cả đều có hướng dẫn giải (sơ lược) và đáp số. Tài liệu này giúp học sinh ôn thi theo chuyên đề một cách hiệu quả.
Phuong trinh luong giac, de thi dai hoc 2002-2010, co loi giai
Tải file PDF ở đây: Phuong trinh luong giac trong de thi Dai hoc. Lời giải chi tiết có thể xem trong tuyển tập này.

Xem thêm: Tài liệu luyện thi câu II trong đề thi Đại học (có phương trình lượng giác)

[VTV2] Giải phương trình, bất phương trình vô tỉ trong đề thi Đại học

Giải phương trình, bất phương trình vô tỉ trong đề thi Đại học - thầy Mỵ Duy Thọ - chương trình "bổ trợ kiến thức văn hóa" trên kênh VTV2. Học sinh THPT (đặc biệt là các HS đang ôn thi Đại học) có thể học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ video này.
Giải phương trình, bất phương trình vô tỉ trong đề thi Đại học
Tải file Video tại đây (password: vnmaths.tk): Download

Xem trực tuyến tại đây

Wednesday, January 26, 2011

Tuesday, January 25, 2011

Đề thi vào lớp 10 trường Quốc học Huế và các trường THPT ở Tp Huế năm học 2010-2011 (có đáp án)

Đề thi vào lớp 10 trường Quốc học Huế và các trường THPT ở Tp Huế năm học 2010-2011 (có đáp án chi tiết). Kỳ thi này diễn ra vào tháng 6/2010.
De thi vao lop 10 Quoc hoc Hue, Tuyen sinh lop 10 Quoc hoc Hue 2010-2011
Tải file đề thi và đáp án tuyển sinh 10:
  • Đề thi vào lớp 10 trường chuyên Quốc học Huế 2010-2011 có đáp án: Download
  • Đề thi tuyển sinh lớp 10 các trường ở Tp Huế (Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Gia Hội, Nguyễn Trường Tộ, Cao Thắng,...) có đáp án: Download

Xem thêm: Đề tuyển sinh lớp 10 Quốc học Huế 2010 / Đề tuyển sinh lớp 10 Quốc học Huế từ 2005-2009

Monday, January 24, 2011

Sunday, January 23, 2011

Phương pháp giải nhanh đề thi Đại học môn Toán

Chuyên đề luyện thi Đại học 2011: Phương pháp giải nhanh đề thi Đại học môn Toán.
Tác giả của tập tài liệu này là Hoàng Việt Quỳnh, Lâm Đồng. Nội dung chính của tài liệu là sử dụng các phương pháp "độc" để giải nhanh các bài toán thường gặp trong các kì thi Đại học gần đây. Ngoài ra, ở phần cuối (phụ lục), còn có một số đề thi đại học môn toán theo cấu trúc đề thi của Bộ đề học sinh tham khảo.
Phuong phap giai nhanh de thi Dai hoc mon Toan 2011

Tải file PDF: Phuong phap giai nhanh de thi Dai hoc mon Toan

Xem thêm: Tài liệu LTĐH môn Toán khối A, B, D theo cấu trúc đề thi / Tài liệu luyện thi Toán, Lý, Hóa, Sinh

Friday, January 21, 2011

Bài tập Dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân (11 cơ bản, nâng cao)

Bài tập Dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân (11 cơ bản, nâng cao). Download bai tap day so, cap so cong, cap so nhan co loi giai.
    Bài tập Dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân
  • Bài tập Dãy số CSC, CSN - Phần 1 - Trần Sĩ Tùng (gồm tóm tắt lí thuyết, đề bài tập tương ứng với các bài trong SGK Toán 11: Download
  • Bài tập Dãy số CSC, CSN - Phần 2 - ĐS&GT 11 Nâng cao: Download
Xem thêm: Một số phương pháp xác định công thức tổng quát của dãy số / Các chuyên đề về Dãy số (nâng cao) / Bài tập Hình học không gian 11 cơ bản, nâng cao

Thursday, January 20, 2011

Wednesday, January 19, 2011

25 đề ôn thi Đại học - Cao đẳng 2011 môn Toán có đáp án (word)

Bộ 25 đề ôn thi Đại học - Cao đẳng 2011 môn Toán file word (trong đó một nửa số đề thi có đáp án). Các thí sinh khối A, B, D có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho mình. Tập tài liệu được biên soạn, tổng hợp, chia sẻ bởi thầy Phan Công Trứ, trường THPT Thanh Bình 2, Đồng Tháp.
Trong đó có 24 đề bằng file word có thể chỉnh sửa, 1 đề bằng file PDF.
Tải 25 đề ôn thi ĐH-CĐ 2011: Download

Xem thêm: 31 đề ôn thi Đại học - Cao đẳng 2011 / 4 đề ôn thi ĐH-CĐ của ĐHSP Hà Nội 2011 / Các đề thi thử Đại học 2011 trên Toán học Tuổi trẻ / Các đề ôn thi cũ (2010, 2009, 2008)

Bộ đề thi thử Đại học (có đáp án) của ĐHSP Hà Nội 2011

Bộ đề thi thử Đại học (có đáp án) của ĐHSP Hà Nội năm 2011. Tuyển tập gồm 4 đề thi hay (dành riêng cho khối A), có đáp án chi tiết, được chia sẻ bởi thầy Quang Thuận, Khoa Toán-Tin ĐHSP Hà Nội.
Bo de thi thu Dai hoc co dap an mon Toan 2011 cua DHSP Ha Noi khoi A

Tải Bo de thi thu Dai hoc co dap an mon Toan 2011 cua DHSP Ha Noi: Download

Thiết kế bài giảng môn Toán lớp 1 - 2 - 3 - 4 - 5 (Tiểu học)

Thiết kế bài giảng môn Toán lớp 1 - lớp 2 - lớp 3 - lớp 4 - lớp 5. Thiet ke bai giang Toan 4 - Toan 5 - Toan 3 - Toan 2 - Toan 1. Download thiết kế bài giảng môn Toán Tiểu học trọn bộ.
thiet-ke-bai-giang-mon-toan-lop-1-2-3-4-5
  • Thiết kế bài giảng môn Toán lớp 1, 2, 3: Download
  • Thiết kế bài giảng Toán lớp 4 (trọn bộ 2 tập): Download
  • Thiết kế bài giảng Toán lớp 5 (trọn bộ 2 tập): Download

Thiết kế bài giảng Toán lớp 6 - 7 - 8 - 9 (trọn bộ Toán THCS)

Thiết kế bài giảng Toán lớp 6 - 7 - 8 - 9 (trọn bộ Toán THCS) - Thiet ke bai giang Toan 6 - Toan 7 - Toan 8 - Toan 9 - Download thiết kế bài giảng môn Toán THCS trọn bộ (được tổng hợp bởi Đức Tâm - tuhoctoan)
thiet ke bai giang toan 6 - 7 - 8- 9 thiet ke bai giang mon toan lop 6 - lop 7 - lop 8 - lop 9 thiet ke bai giang toan lop 6 - lop 7 - lop 8 - lop 9 thiet ke bai giang, mon toan, lop 6 - 7 - 8 - 9
  1. Thiết kế bài giảng môn Toán lớp 6 (2 tập): Download
  2. Thiết kế bài giảng môn Toán lớp 7 (1 tập): Download 
  3. Thiết kế bài giảng môn Toán lớp 8 (2 tập): Download 
  4. Thiết kế bài giảng môn Toán lớp 9 (2 tập): Download

Monday, January 17, 2011

Thử sức trước kì thi trên Tạp chí Toán học Tuổi trẻ - Đề số 4 (tháng 1/2011)

Thử sức trước kì thi trên Tạp chí Toán học Tuổi trẻ - Đề số 4 (tháng 1/2011). Đề thi ra đúng theo cấu trúc của Bộ. Học sinh 12 và ôn thi Đại học có thể dùng để thử sức mình.
Thu suc truoc ki thi 2011, de thi thu dai hoc 2011 tren tap chi toan hoc tuoi tre
Tải De so 4 thu suc truoc ki thi Dai hoc 2011 trên THTT so 403 (1-2011): Download. Lời giải ở đây: Download

Xem thêm: Thử sức trước kì thi - Đề số 1, 2, 3 trên THTT

Phương pháp tính Tích phân từng phần (mẹo tính nhanh)

Phương pháp tính Tích phân từng phần - Phuong phap tinh tich phan tung phan - Mẹo tính nhanh tích phân từng phần - Phuong phap giai toan tich phan tung phan.
Tải file PDF hướng dẫn tính nhanh tích phân từng phần: Download
Phuong phap tinh tich phan tung phan - Mẹo tính nhanh tích phân từng phần
Xem trực tiếp dưới đây
Meo Tinh Nhanh Tich Phan Tung Phan - Phuong Phap Tich Phan Tung Phan

Thầy giáo ru con

Thay giao ru con
À ơi ... con ngủ cho ngoan
Ngoài kia nắng đã nhuộm vàng cành đa
Chiều nay ba được ở nhà
Trông con trông mấy con gà con heo

Mẹ cha dạy chữ vốn nghèo
Thêm con, vui với gieo neo thêm điều
Mẹ con từ đấy mỗi chiều
Thân cò lặn lội eo sèo chợ xa
Lắm khi gió táp mưa sa
Cắn răng mà giữ nếp nhà gượng vui

À ơi ... con ngủ cho mùi
Mai sau khôn lớn giữa đời thanh tân
Thảnh thơi lo việc nước dân
Chẳng như ba mẹ bần thần áo cơm

À ơi ... con sáo sang sông
Ru con ... thầy giáo nghe lòng nao nao ...

Hoàng Thương, 1984.

Một phụ huynh tên CHÂU (Bảo Ngô)

Một phụ huynh tên CHÂU - Trò chuyện cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu về giáo dục trong gia đình. Phương Cẩm - Sa thực hiện dựa trên bài phỏng vấn của Blog5xu. Bài viết dưới đây dài hơn bản đăng trên Tiền Phong số Tết Tân Mão 2011. GS Ngô Bảo Châu post trong entry "Sinh con rồi mới sinh tôi".

Ngô Bảo Châu và con gái ở Madrid, TBN

Có một lần đang trao đổi về công việc, tôi có đề xuất một ý kiến hơi “vĩ mô”, anh Châu không phủ quyết đề xuất này của tôi mà chỉ góp ý nhẹ nhàng: “Mình chỉ nên làm thật tốt việc mà mình có thể làm được, mình không thể làm thay xã hội”.

Một lần khác, tôi đọc trên báo thấy nói về thời kỳ đầu ở Pháp của gia đình anh Châu, khó khăn lắm, có lúc còn phải nhờ ông bà ở Hà Nội chăm sóc các con. Tôi có hỏi anh Châu. Anh Châu cho biết lúc ở Pháp thời gian và nhiều thứ eo hẹp. Ngoài việc dành nhiều thời gian làm ở trường, thời gian rỗi nhiều khi lại dành bạn bè hoặc đồng nghiệp ở Việt Nam qua công tác. Có lúc cứ như lái taxi nghiệp dư, đưa đón bạn bè ra sân bay, đi lại ở Paris, kể cả lúc nửa đêm. Rồi năm nào cũng về Việt Nam dạy. Mọi việc tự làm hết, lúc ở Pháp còn tự đào một cái ao nhỏ để thả cá.
Có lần tôi hỏi anh Châu thế này: Anh thì học phổ thông ở Việt Nam, các cô bé nhà anh học ở Pháp và Mỹ. Anh lại bận làm khoa học, gia đình đi lại di chuyển nhiều. Anh có thấy việc chăm sóc dạy dỗ các con của chính anh có khác với ở Việt Nam không, hay là có khó hoặc dễ hơn không?

Tôi email câu hỏi cho anh Châu mà không kỳ vọng anh trả lời nhiều. Vì cuối năm, một người nổi tiếng như anh hẳn rất bận. Vả lại, chuyện nuôi dạy con cái vẫn là cái gì đó khá riêng tư của mỗi gia đình. Thế nhưng anh Châu không những trả lời nhiều mà còn trả lời rất “thật thà” nữa.

“Chuyện chăm lo cho trẻ con cũng khó ra phết đấy. Bản thân anh thì thấy có những lúc thất bại. Chán nhất là những cái mình làm sai trong việc chăm lo cho các con thì không sửa được nữa.

Không biết những vật lộn của anh trong việc giáo dục con cái có ích lợi cho ai không vì suy nghĩ ban đầu của anh hơi khác mọi người. Sau một thời gian vật lộn thì có vẻ giống mọi người hơn.

Về chuyện dạy con, anh nghiệm ra như thế này. Cái quan trọng nhất vẫn là dành thời gian cho trẻ con. Cái này anh đã không làm được với cô bé đầu, bây giờ thì đã muộn. Anh đang cố gắng làm tốt hơn với hai cô bé sau. Thứ hai là phải biết lắng nghe con trẻ nói, tôn trọng ý kiến của trẻ như ý kiến của người lớn. Thứ ba là mình vẫn phải làm bố, chứ không phải làm bạn của con.

Lúc đầu anh khá tin vào các ý tưởng, phương pháp về giáo dục. Càng ngày anh càng thấy mấy thứ đấy chỉ áp dụng được cho số lớn, không áp dụng được cho số nhỏ là mình và con cái của mình.

Cái chính vẫn là có thời gian cho con mình, biết lắng nghe và động viên con.
Cái sai lầm lớn nhất, mà bản thân anh cũng đã mắc phải, là nghĩ rằng cứ cái gì tốt cho mình, thì phải tốt cho con mình. Biêt chính xác cái gì tốt cho con mình khó ra phết.Tiềm năng của mỗi đứa trẻ rất khác nhau, để hiểu được mình cần nhiều thời gian. Cái khó nhất của người làm bố mẹ là nhận ra đâu là tiềm năng của con mình để giúp nó trở thành khả năng.

Tuy vậy có một số việc thì tốt trong mọi trường hợp. Chẳng hạn như mỗi ngày đọc cho trẻ, hoặc cùng đọc với trẻ một câu chuyện.

Nhiều người thích làm cách mạng giáo dục, cứ bắt thầy với trò là bạn, bố với con là bạn. Cái này thì cực kỳ sai lầm. Vì thực ra trò cần mình làm thầy nó, chứ không cần mình làm bạn. Con cần mình làm bố nó, chứ không cần làm bạn. Làm bạn có thể là vui hơn, nhưng trẻ con sẽ bị thiệt thòi.

Làm thầy, làm bố, theo anh, không đồng nghĩa với làm độc tài, mà là có ý thức một số ranh giới mà không thể để trẻ vượt qua vì nó có thể nguy hiểm cho thể xác hoặc cho sự phát triển của tâm hồn. Trẻ sẽ không giận nếu trong một số việc mình quyết định thay cho nó, mà có khi không giải thích được cặn kẽ. Chỉ có điều quyết định của mình phải nhất quán, không tùy tiện, nay thế này mai thế khác.

Có những chuyện không nên nói với trẻ con, điển hình là tiền. Trẻ con nhà anh chỉ hiểu sơ sơ là tiền dùng để mua các thứ đồ dùng và cần tiết kiệm tiền. Hoàn toàn không có khái niệm là phải đi làm để kiến tiền. Hôm nọ một cô bé nhà anh làm kiểm tra toán, có một bài không làm được vì không hiểu đầu bài. Về nhà anh mới hỏi: “Con không hiểu cái gì?”. Cô bé mới nói: “Con không biết salary là cái gì.”. Một cô bé khác nhà anh, được bố đưa ra công viên chơi. Anh hỏi cô bé thích chơi trò gì. Cô bé này nói trò gì cũng được, miễn là không tốn tiền. Cô này ky bo giống hệt bố. Biết tiết kiệm chính là cách tốt nhất để không bị lệ thuộc vào đồng tiền. Có thì tốt, không có thì thôi.

Anh cố gắng lắng nghe các con. Có lần một cô con gái nhà anh nói với bố như thế này: “Bố không quan tâm đến bọn con, bố chỉ quan tâm đến môn toán của bố”. Trẻ con có ưu điểm luôn nói thật. Câu đấy có tính cảnh tỉnh cho bố Châu ra phết. Câu mà con gái anh nói ra thì hơi oan cho bố Châu, nhưng anh nghĩ là đối với cô bé đầu, thì anh có khuyết điểm thật. Khi cô bé này còn nhỏ thì anh còn trẻ quá, đầu óc bị cuốn hút vào cái Bổ Đề. Bây giờ anh muốn chuyện trò với cô bé ấy nhiều hơn thì không còn nhiều cơ hội nữa.”

Tôi vẫn tò mò về ảnh hưởng của môi trường và xã hội đến việc giáo dục con cái, nên đến đây tôi lại chen vào hỏi thêm: “Anh có nói với em một lần: mình không thể làm thay xã hội được. Nhưng ở khía cạnh giáo dục con, đôi khi xã hội lại làm thay việc của bố mẹ. Xã hội hiểu theo nghĩa gần gũi. Có thể là cộng đồng, nhà trường, bạn bè của các con. Có thể chính là báo chí, truyền hình, … Anh thấy khía cạnh này có gì thuận hoặc nghịch với mong muốn của phụ huynh không? Nhất là khi bố mẹ bận việc mưu sinh, hoặc đơn giản là gia đình phải dịch chuyển quá nhiều.

“Anh cũng đồng ý với em về vai trò của xã hội, theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, trong việc giáo dục của trẻ con. Bạn bè thân gặp nhau cũng là một dịp để trẻ con chơi với nhau, chơi với nhau để khỏi phải chơi với cái máy tính. Trẻ con luôn cần một mẫu hình để noi theo. Có bạn mình cũng dễ giải thích cho trẻ con hơn, bạn này làm như thế này là không hay, tại sao, bạn này làm như thế này là đúng, tại sao.

Xã hội phương tây cũng có nhiều cái buồn cười. Khi ở nước mình mọi người vẫn thường chỉ nghĩ nghĩa vụ chính của bố mẹ là kiếm đủ tiền cho con đi học, với mấy ông bà tây thì nghĩa vụ này bao hàm cả nhiều thứ hơn. Anh có mấy ông bạn già tâm sự rằng điểm lại hầu hết bạn bè của ông bà ấy là bố mẹ của bạn con. Có nghĩa là ngay hoạt động xã hội của người ta cũng hoàn toàn bị chi phối bởi trẻ con. Cái này thì anh thấy cũng hay, nhưng mà chịu, mình không theo được.

Mọi người hay nói đến chuyện học “làm người” với nghĩa nôm na là học cách ứng xử trong cuộc sống. Theo anh chính gia đình, và cái cộng đồng nho nhỏ những người thân phải đảm bảo vai trò dạy cho trẻ con cách ứng xử trong cuộc sống. Nhiều người muốn đẩy cái vai trò này sang cho nhà trường, nhưng nhà trường làm thế nào mà đảm nhiệm được vai trò đó. Về cơ bản, thây cô giáo chỉ có cái bảng đen và mấy quyển sách, nên nếu có dạy làm người thì chỉ có thể dạy làm người trên phương diện lý thuyết. Bố mẹ và những người thân có nhiều cơ hội hơn để dạy cho trẻ con cách ứng xử đúng trong xã hội, tất nhiên điều đó cũng có nghĩa là người làm bố làm mẹ phải biết gương mẫu rồi. Anh quen một bạn làm doanh nghiệp, cũng hay kêu ca nhà trường không dạy được cho con bạn ấy cách sống, vừa kêu ca vừa đồng thời tiện tay vứt rác qua cửa xe hơi.

Nếu nhà trường đảm nhiệm tốt nhiệm vụ cơ bản của nó là dạy chữ là chúng ta đã nên mừng rồi.

Ngày xưa, ông ngoại anh có tham gia Hướng đạo sinh. Giai đoạn hướng đạo sinh đã để lại một dấu ấn không phai nhạt trong tính cách của ông. Ở trường mấy đứa con anh học, có chương trình phục vụ cộng đồng. Mỗi tuần cô bé lớn phải đến một cơ sở để chuản bị đồ ăn và bưng bê phục vụ những người nghèo nhất trong xã hội. Tuy là anh cũng hơi lo khi con phải đến một khu vực hơi kém về an ninh, nhưng anh thấy là nó học được rất nhiều trong việc đi phục vụ người khác. Ở nước mình bây giờ, hình như Đoàn thanh niên có độc quyền trong những hoạt động xã hội như vậy. Độc quyền cũng không làm sao nếu Đoàn thanh niên thực hiện tốt được nhiệm vụ xã hội đó.”

Các hoạt động kiểu hướng đạo đã quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh rồi anh ạ, nhưng có vẻ như chính quyền thành phố không khuyến khích lắm. Mặc dù vậy, các hoạt động này thu hút được rất đông trẻ em. Ở công viên Tao Đàn chẳng hạn, cuối tuần đông nghịt các nhóm sinh hoạt kiểu hướng đạo. Em nghĩ hướng đạo không chỉ giúp trẻ em tham gia hoạt động xã hội, hiểu xã hội từ những góc khác, mà còn giúp các em có các kỹ năng để sống (và sau này làm việc) hiệu quả hơn. Anh chắc chắn là chưa tham gia các hoạt động hướng đạo bao giờ rồi. Vậy khi các cô bé nhà anh tham gia hoạt động cộng đồng trở về, anh có học được gì từ cô bé ấy không?

Phong trào hướng đạo đã đóng một vai trò không nhỏ trong lịch sử đấu tranh giành độc lâp. Những con người xuất sắc như Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu khởi điểm là những người anh cả của hướng đạo sinh. Rất nhiều người bình thường khác, chẳng hạn như ông ngoại anh, sau khi làm hướng đạo, đã đi kháng chiến. Anh không rõ là thái độ của chính quyền thành phố với phong trào hướng đạo như thế nào nhưng đặc điểm chung của những người sợ ma là nhìn đâu cũng thấy ma và thích kể chuyện ma.

Những hoạt động tập thể như đi cắm trại, đi bộ, đi xe đạp việt dã, tham gia hoạt động xã hội một cách có tổ chức, có lẽ là cách giáo dục tốt nhất về các kỹ năng sống cho các em. Tuổi vị thành niên là cái tuổi người ta bắt đầu có ý thức về bản thân mình, nên rất say sưa tìm hiểu cái bản thân mình. Vì thế mà khả năng giao tiếp xã hội có phần kém đi so với các em bé cấp một, cấp hai : đấy là cái tuổi nửa ông nửa thằng. Những ai không thích thì mình cũng không nên ép, nhưng anh nghĩ, phần đông các em thích các hoạt động tập thể nếu nó không đi kèm với quá nhiều tiết mục giáo điều. Hồi đi học cuối cấp hai, có lần anh với một cậu bạn, tổ chức cho lớp đi cắm trại chùa Hương. Vì chỉ đủ tiền để thuê xe bus, không có tiền để đi đò, lúc lên đến nơi phải nhờ mấy đứa trẻ con thổ dân dẫn đi lội ruộng trước thăm chùa sau.

Anh thấy trẻ con có khả năng thích ứng nhanh thật. Ở chỗ phục vụ cộng đồng, cô bé lớn nhà anh vừa bưng đồ ăn cho mấy ông bà tây đen to béo, lại còn vừa cười đùa vui vẻ. Anh rất muốn học được cái khả năng đó từ cô bé lớn, nhưng khó quá. Mình quen là nói gì cũng phải nghĩ rồi, nên nhiều lúc cần nói dăm ba chuyện vui vẻ cho những người xung quanh ấm lòng thì không làm được một cách tự nhiên nữa.

Theo như anh nói thì có vẻ như anh đã mất bớt thiện cảm với các phương pháp giáo dục, cụ thể ở đây là phương pháp giáo dục con cái. Em nghĩ giáo dục thì chỉ nên có triết lý, và triết lý này cũng chỉ nên ẩn đằng sau, thay vì có phương pháp cụ thể. Một số nguyên tắc kinh nghiệm mà anh đề cập ở trên, có thể hiểu như là triết lý ẩn đằng sau “sự nghiệp” giáo dục con cái của riêng anh. Nhưng ở phần đào tạo, em nghĩ là cần phương pháp chứ nhỉ? Khi anh kèm một cô bé nhà anh học bài hoặc học làm một việc gì đó, hẳn anh phải có một phương pháp cụ thể, dù rằng phương pháp này rất linh hoạt. Cũng như anh lên giảng đường, truyền tải một bài học đến sinh viên, hẳn anh cũng có một phương pháp để đào tạo học trò của anh giỏi như thầy. Nếu có những phương pháp như vậy, anh kết nối các nguyên tắc (triết lý) giáo dục của anh vào phương pháp thế nào để nhuần nhuyễn?

Anh rất mê tín phương pháp. Học cái gì cũng phải có phương pháp, chứ không thể học kiểu lãng tử được. Chẳng hạn như Cẩm-Sa viết văn giỏi rồi thì không cần nhớ cấu trúc mở bài, thân bài, kết luận nữa. Nhưng trẻ con thì cần phài được gò vào cái khuôn đó. Sau đó thì mới có như cầu nổi loạn, phá cách. Trước hết phải có cách thì mới có cái mà phá, chứ ngày từ đầu mà đã hỗn mang thì mức độ sáng tạo sẽ rất vừa phải.

Trước khi vẽ người thành khối vuông, ông Picasso đã hình họa rất đúng tỉ lệ. Nhiều người bây giờ cứ tương là tự do sáng tạo là vẽ lung tung, muốn vẽ gì thì vẽ. Anh Trần Trọng Vũ nói với anh là nhiều người bây giờ học Beaux-arts mà vẽ không đúng tỉ lệ.

Phương pháp viết văn là cái riêng của Cẩm-Sa. Phương pháp hội họa là cái riêng của hội sỹ. Toán, lý cũng như thế. Anh cảm thấy lo ngại với các triết lý giáo dục khi người ta muốn lấy nó làm tiền đề mà từ đó suy ra các phương pháp. Theo ý kiến riêng của anh, các triết lý chung chỉ nên dừng ở mức là bảo mình không nên làm gì, chứ không nên bảo mình phải làm gì và phải làm như thế nào.

Em thấy đề tài này còn có nhiều góc khác để thảo luận thêm. Nhưng em xin tạm dừng ở đây vì năm cũ đã sắp hết, anh cần thời gian để làm việc nhà nữa. Chúc anh và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành và một Năm mới nhiều niềm vui và may mắn.

Sunday, January 16, 2011

Các phương pháp tính tích phân điển hình - Nguyễn Văn Cường

Các phương pháp tính tích phân điển hình (tài liệu luyện thi Đại học 2011). Chuyên đề này nêu ra một số phương pháp điển hình thường được dùng để giải các bài tập về tích phân trong các kỳ thi Đại học. Nội dung bài viết cũng là nội dung cơ bản của đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm 2010 của thầy giáo Nguyễn Văn Cường, trường THPT Mỹ Đức A, Hà Nội.
cac phuong phap tinh tich phan dien hinh
Chuyên đề gồm 8 phương pháp điển hình với một lượng bài tập tích phân phong phú, đa dạng (có lời giải, nhận xét, nêu một số sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong việc tính tích phân). Giáo viên Toán và học sinh 12 có thể tham khảo để chuẩn bị cho kì thi Đại học 2011 sắp tới.
Tải cac phuong phap tinh tich phan dien hinh - Nguyen Van Cuong: Download

Xem thêm: Các phương pháp tính tích phân - Phạm Kim Chung / Bài tập Nguyên hàm - tích phân có lời giải - Trần Sĩ Tùng

Saturday, January 15, 2011

Kỷ yếu Toán học 2010 (Hội các trường chuyên phía Bắc)

ky yeu toan hoc 2010 cac truong chuyen phia bac
Kỷ yếu Toán học 2010 của Hội các trường chuyên phía Bắc. Tài liệu dày 132 trang, được gửi đến tuyensinhvnn.com từ bạn SEA-8632 (tuyensinhvnn chỉ có nick của bạn). Gồm có các chuyên đề sau:
1. MỘT SỐ DẠNG PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ CHO HỌC SINH GIỎI
Nguyễn Anh Tuấn (THPT chuyên Bắc Giang)
2. LÀM NGƯỢC BẤT ĐẲNG THỨC
Nguyễn Đức Vang (THPT chuyên Bắc Ninh)
3. CHỨNG MINH BẤT ĐẲNG THỨC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG BẤT ĐẲNG THỨC SẮP XẾP LẠI VÀ BẤT ĐẲNG THỨC CHEBYSHEV
Đào Quốc Huy, Tổ Toán – Tin, Trường THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam
4. TÍNH TUẦN HOÀN TRONG DÃY SỐ NGUYÊN
Ngô Thị Hải, trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương
5. ĐỊNH LÝ PASCAL VÀ ỨNG DỤNG
Lê Đức Thịnh, THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng
6. HÀM SỐ HỌC VÀ MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ HÀM SỐ HỌC
Trường THPT Chuyên Hưng Yên
7. MỘT SỐ BÀI TOÁN SỐ HỌC TRONG CÁC KÌ THI OLYMPIC TOÁN
Trần Xuân Đáng (THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định)
8. ĐỊNH LÍ LAGRANGE VÀ ỨNG DỤNG
Đặng Đình Sơn, Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình
9. TỈ SỐ KÉP VÀ PHÉP CHIẾU XUYÊN TÂM
Trường THPT chuyên Thái Bình – Thái Bình
10. MỘT SỐ DẠNG TOÁN VỀ DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN
Trần Ngọc Thắng - THPT Chuyên Vĩnh Phúc
11. SỬ DỤNG CÔNG CỤ SỐ PHỨC ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC PHẲNG
Trường THPT chuyên Hạ Long
12. BẤT BIẾN TRONG CÁC BÀI TOÁN LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
Phạm Minh Phương, trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
Hội các trường chuyên vùng Duyên Hải Bắc Bộ đến nay đã có 12 trường tham gia. Trong đó có nhiều trường có truyền thống lâu năm, có thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế môn Toán.
Năm nay, lần thứ 3 hội thảo khoa học. Với cương vị là đơn vị đằng cai, chúng tôi đã nhận được 12 bài viết về các chuyên đề chuyên sâu cho học sinh giỏi Toán. Đó là các chuyên đề tâm huyết của các thày cô dạy chuyên Toán của các trường chuyên trong hội.
Xin trân trọng giới thiệu các bài viết của các thày cô trong kỷ yếu môn Toán của hội trong dịp hội thảo khoa học lần thứ 3. Hy vọng rằng cuốn kỷ yếu này sẽ một tài liệu tham khảo cho các thầy cô!
Tải ky yeu toan hoc 2010 cac truong chuyen phia bac: Download

Xem thêm: Các chuyên đề bồi dưỡng HSG của các trường chuyên phía Bắc

Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Toán năm 2011 và đáp án

Bài viết này sẽ giới thiệu đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Toán năm 2011 và đáp án (VMO 2011). Môn Toán được thi vào hai ngày 11-12/01/2011. Ngày thứ nhất đề thi có 4 câu, ngày thứ hai với 3 câu hỏi. Có lẽ thang điểm cũng là 42 để giống với kì thi Olympic Toán học quốc tế (IMO).
de thi hoc sinh gioi toan 12 quoc gia nam 2011
- Đề thi học sinh giỏi quốc gia 2011 - môn Toán: Download
- Đáp án (lời giải) đề thi HSG quốc gia môn Toán năm 2011: Download

Xem thêm: Đề thi học sinh giỏi môn Toán 2010 / Đề thi HSG quốc gia môn Toán từ 1962-2005 / Vietnam TST 2010 và lời giải

Tuesday, January 11, 2011

31 đề thi thử Đại học 2011 môn Toán (có đáp án chi tiết, file word)

31 đề thi thử Đại học 2011 môn Toán có đáp án chi tiết. Tất cả đều là file word, không bị "đóng dấu" bản quyền. Các bạn có thể chỉnh sửa, biên tập để làm tài liệu ôn thi Đại học năm 2011.
de thi thu dh 2011, 31 de thi thu dai hoc mon toan co dap an nam 2011
Tải bộ 31 de thi thu dai hoc nam 2011 co dap an mon Toan: Download

Xem thêm: Đề thi thử Đại học 2011 trên tạp chí THTT / 13 đề thi thử năm 2010 có đáp án  / 35 đề thi thử Đại học 2010 môn Toán
Tags: de thi thu dh 2011, de thi dh 2011, de thi dai hoc nam 2011.

Toán học và Tuổi trẻ số 230 (tháng 8/1996)

Toán học và Tuổi trẻ số 230 (tháng 8/1996) được bạn Đỗ  Vĩnh Trúc ở Tp Hồ Chí Minh chụp ảnh và gửi đăng trên www.tuyensinhvnn.com, sau khi gửi THTT số 299 (tháng 7/1996).
tap chi toan hoc va tuoi tre so 230 thang 8 nam 1996
Tải tap chi toan hoc va tuoi tre thang 8 nam 1996 (so 230): Download

Monday, January 10, 2011

Phạm Kim Hùng - gác lại giấc mơ Toán học để trở thành doanh nhân

Những người yêu Toán đều biết tới cuốn sách Sáng tạo bất đẳng thức của tác giả Phạm Kim Hùng (bản tiếng Việt xem ở đây, bản tiếng Anh xem ở đây). Nay Phạm Kim Hùng trở thành chủ tịch HĐQT của công ty công nghệ trẻ NES, Giám đốc điều hành Mạng xã hội doanh nhân - trí thức Việt Nam, với nhiều ý tưởng và tham vọng.
Phạm Kim Hùng - người tạm gác lại giấc mơ Toán học để trở thành doanh nhân
Phạm Kim Hùng năm 2010
Ngày 11/1/2011, Mạng xã hội doanh nhân trí thức Việt Nam chính thức lên mạng với 5 trang web cá nhân đầu tiên: Giáo sư John Quelch - Trường kinh doanh Harvard; Giáo sư Thomas Patterson - Trung tâm Báo chí, chính trị và chính sách công Shorenstein, Đại học Harvard; Giáo sư Thomas Fiedler - Hiệu trưởng Trường truyền thông Boston, Đại học Boston; nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, và Nhà thơ Việt Phương.

Trả lời phỏng vấn Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF), ông chủ trẻ của mạng doanh nhân - trí thức Việt Nam cho hay, nếu trước kia, vì đam mê, Hùng thích làm những sản phẩm khi thấy thú vị về công nghệ.

Bây giờ thì khác. Khi bắt đầu bất kỳ ý tưởng nào, Hùng luôn đặt một câu hỏi đầu tiên: "Liệu nó có thực sự mang lại giá trị cho mọi người?".

Liệu Phạm Kim Hùng và NES có làm người ta mơ đến một Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zukerberg của Việt Nam? Mời các bạn tham gia giao lưu trực tuyến với Phạm Kim Hùng, Giám đốc điều hành Mạng xã hội doanh nhân - trí thức Việt Nam, vào lúc 11:11 ngày 11/1/2011 trên VEF (Vietnamnet) để biết quá trình học tập của Phạm Kim Hùng ra sao? Bí quyết nào để Hùng săn được cơ hội đi học tại trường ĐH danh tiếng Stanford? Mạng xã hội doanh nhân - trí thức Việt Nam sẽ thực hiện nhiệm vụ xã hội lớn lao, mang lại giá trị cho mọi người như thế nào?
Phạm Kim Hùng sinh năm 1987, nổi tiếng ở Việt Nam khi còn là học sinh. Với liên tiếp hai giải nhất toán quốc gia và hai huy chương Olympic toán quốc tế, Phạm Kim Hùng đã nhận được học bổng toàn phần của trường đại học danh tiếng Stanford, nơi khởi nguồn của những Google, Yahoo hay Sun Microsystems. Trên ghế nhà trường THPT, Hùng đã hoàn thành cuốn "Sáng tạo bất đẳng thức" và xuất bản sau khi rời ghế nhà trường một năm. Hiện nay, Phạm Kim Hùng đã ngừng học ở Stanford để trở thành một doanh nhân.

Giải thưởng và thành tích đặc biệt

- Học bổng toàn phần trường Stanford từ năm 2007
- Học bổng chương trình nghiên cứu hè dành cho sinh viên học Computer Science, Stanford
- Đạt được học bổng chương trình nghiên cứu theo từng quý tại Stanford, mùa thu năm 2008
- Huy chương Bạc Olympiad Toán quốc tế năm 2005
- Giải nhất cuộc thi Toán quốc gia năm 2005
- Huy chương Vàng Olympiad Toán quốc tế năm 2004
- Giải nhất cuộc thi Toán quốc gia năm 2004
- Giải thưởng Lê Văn Thiêm dành cho học sinh xuất sắc về Toán, năm 2004
- Các giải HSG cấp tỉnh cho kì thì Toán học từ 1998 đến 2005.

Các sách đã xuất bản

- Secrets in Inequalities II, Nhà xuất bản Gil, 2009
- Secrets in Inequalities I, Nhà xuất bản Gil, 2008 (Download)
- Sáng tạo bất đẳng thức, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội, 2007 (Download)

Sunday, January 9, 2011

Sử dụng lượng liên hợp để giải phương trình vô tỉ

Sử dụng lượng liên hợp để giải phương trình vô tỉ
Chuyên đề "Sử dụng lượng liên hợp để giải phương trình vô tỉ" của thầy giáo Nguyễn Văn Cường, THPT Mỹ Đức A, Hà Nội sẽ giúp học sinh có kĩ năng giải một lớp phương trình thường gặp trong các kì thi Đại học.
Tài liệu gồm 18 ví dụ với lời giải chi tiết (có phân tích, nhận xét để giúp bạn đọc tìm được hướng giải một phương trình vô tỉ).
Tải Giai phuong trinh vo ty bang phuong phap nhan luong lien hop: Download

Saturday, January 8, 2011

Toán học Tuổi trẻ số 229 (tháng 7 năm 1996)

Bài viết này sẽ giới thiệu Tạp chí Toán học Tuổi trẻ số 229 được xuất bản vào tháng 7 năm 1996. Bản PDF được bạn đọc Đỗ Vĩnh Trúc ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh scan và gửi đăng trên www.tuyensinhvnn.com.
Tap chi toan hoc tuoi tre so 229 thang 7-1996
Bìa tạp chí Toán học và Tuổi trẻ năm 1996
Thời đó, một tờ báo có giá 2.000đ và số lượng xuất bản có hạn. Vì vậy có thể xem đây là "hàng hiếm", "đồ cổ". Cảm ơn bạn Đỗ Vĩnh Trúc đã chia sẻ.
Tải tap chi Toan hoc va Tuoi tre thang 7-1996 (so 299): Download
Sắp đăng: Tạp chi Toán học và Tuổi trẻ số 230 (tháng 8-1996)

Friday, January 7, 2011

Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ và các câu phỏng vấn của Microsoft

Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ và các câu phỏng vấn của Microsoft. Một cuốn sách hay với những câu hỏi kì quặc và câu trả lời thông minh, thú vị.
Lam the nao dich chuyen nui phu si - tra loi cac cau phong van cua microsoft
Nhiều câu hỏi kỳ quặc kiểu như:
- Làm thế nào có thể biết được trọng lượng của một chiếc máy bay mà không sử dụng bàn cân?
- Tại sao hầu hết các nắp cống trên đường có hình tròn mà không phải là hình vuông?
- Tại sao khi soi gương, vị trí trái phải đổi chỗ cho nhau mà không phải là trên dưới?
- Mỗi giờ có bao nhiêu lít nước chảy từ sông Mississippi ngang qua New Orleans?
- Tất cả băng trên sân hockey (sân chơi khúc côn cầu) nặng bao nhiêu kg?
- Làm thế nào để chỉ với một nhát cắt thẳng bạn có thể cắt làm hai phần đều nhau một chiếc bánh gatô hình chữ nhật đã bị khoét mất một miếng bên trong cũng hình chữ nhật ở một chỗ bất kỳ với độ lớn bất kỳ và hướng trục bất kỳ?
- Bạn có thể đưa ra mẫu thiết kế như thế nào dành cho phòng tắm của Bill Gates?
- Bạn làm thế nào để có thể tìm thấy cuốn sách mình cần trong một thư viện lớn, nếu tại đây không có hệ thống thư mục, và cũng không được nhờ vào sự hỗ trợ của nhân viên thư viện.
- Chiếc chìa khóa cắm vào ổ khóa cửa xe ô tô nên được quay theo chiều nào khi mở khóa?
- Tại sao trong khách sạn khi bạn mở vòi nước nóng thì nước nóng lập tức chảy ra (trong khi tại các khu nhà ở thì phải chờ một lúc)?
- Kẹo sô-cô-la viên M&M được sản xuất như thế nào?
- Nếu bạn đang bơi trên thuyền và ném một chiếc valy từ thuyền xuống nước thì mực nước sẽ dâng lên hay hạ xuống?
- Có bao nhiêu trạm xăng ở nước Mỹ?
- Có bao nhiêu điểm trên trái đất mà bạn đi một dặm về hướng nam, một dặm về hướng đông và một dặm về hướng bắc, bạn sẽ trở về điểm xuất phát?...
... và nhiều câu hỏi khác nữa cùng lời giải của chúng đã được tổng hợp trong một tài liệu tiếng Việt dày 34 trang. Phần lớn chúng được lấy trong cuốn sách ``How Would You Move Mount Fuji'' (Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sĩ) của William Poundstone.
Tải cuốn sách này (bản dịch tiếng Việt của DongPhD) tại đây: DOWNLOAD

Xem trực tiếp (một phần) các câu trả lời câu hỏi phỏng vấn của Microsoft: Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần cuối

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Lào Cai, Đắc Lắc có đáp án (2010-2011)

Hai bộ đề thi học sinh giỏi môn Toán này tuyensinhvnn.com nhận được cách đây khá lâu nhưng bây giờ mới biên tập và xuất bản được. Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Xuân Thám, THPT Lào Cai 1, Lào Cai và thầy Hà Duy Nghĩa, THPT Phan Đình Phùng, Đắc Lắc.
de thi hoc sinh gioi mon Toan 2010-2011
1. Đề thi (có đáp án chi tiết) học sinh giỏi tỉnh Lào Cai năm học 2010-11: Download
2. Đề thi học sinh giỏi tỉnh Đắc Lắc có đáp án - VÒNG 1 (2010-2011): Download
3. Đề thi học sinh giỏi tỉnh Đắc Lắc có đáp án - VÒNG 2 (2010-2011): Download
Xem thêm: Đáp án đề thi HSG tỉnh Gia Lai năm học 2010-2011

Wednesday, January 5, 2011

Ứng dụng số phức để giải Toán sơ cấp - Hà Duy Nghĩa

Chuyên đề "Ứng dụng số phức để giải Toán sơ cấp". Tập tài liệu nhỏ trình bày về số phức và một số ứng dụng của nó. Tác giả tập tài liệu này là thầy Hà Duy Nghĩa, THPT Phan Đình Phùng, Daklak.
Tác giả gửi đăng trên www.tuyensinhvnn.com. Tải về tại đây: Download

Xem thêm: Ứng dụng số phức để giải Toán tổ hợp / Số phức từ A đến Z - Titu Andrescu / Bài tập số phức - Lê Lễ

Monday, January 3, 2011

Bài viết liên quan theo label cho blogspot (khắc phục lỗi vỡ phông tiếng Việt)

Bài viết liên quan theo label cho blogspot (khắc phục lỗi vỡ phông tiếng Việt). Code này là của hoctro và đã được khắc phục để hiển thị được label tiếng Việt như trên tuyensinhvnn.com.
Bai viet lien quan theo label cho blogspot
Vào Design > Edit HTML > Expand Widget Templates, tìm đến dòng
<div class='post-footer-line post-footer-line-3'/> </div>
Copy code sau đây và dán vào trước thẻ </div>
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
<div class='widget-content'>
<h2>Các bài liên quan</h2>
<div id='data2007'/><br/><br/>
&lt;script type=&quot;text/javascript&quot;&gt;
homeUrl3 = &quot;www.tuyensinhvnn.com&quot;;
maxNumberOfPostsPerLabel = 10;
maxNumberOfLabels = 6;
function listEntries10(json) {
var ul = document.createElement(&#39;ul&#39;);
var maxPosts = (json.feed.entry.length &lt;= maxNumberOfPostsPerLabel) ?
json.feed.entry.length : maxNumberOfPostsPerLabel;
for (var i = 0; i &lt; maxPosts; i++) {
var entry = json.feed.entry[i];
var alturl;
for (var k = 0; k &lt; entry.link.length; k++) {
if (entry.link[k].rel == &#39;alternate&#39;) {
alturl = entry.link[k].href;
break;
}
}
var li = document.createElement(&#39;li&#39;);
var a = document.createElement(&#39;a&#39;);
a.href = alturl;
var txt = document.createTextNode(entry.title.$t);
a.appendChild(txt);
li.appendChild(a);
ul.appendChild(li);
}
for (var l = 0; l &lt; json.feed.link.length; l++) {
if (json.feed.link[l].rel == &#39;alternate&#39;) {
var raw = json.feed.link[l].href;
var label = raw.substr(homeUrl3.length+21);
label = decodeURIComponent(label);
var txt = document.createTextNode(label);
var h = document.createElement(&#39;h4&#39;);
h.appendChild(txt);
var div1 = document.createElement(&#39;div&#39;);
div1.appendChild(h);
div1.appendChild(ul);
document.getElementById(&#39;data2007&#39;).appendChild(div1);
}
}
}
function search10(query, label) {
var script = document.createElement(&#39;script&#39;);
script.setAttribute(&#39;src&#39;, &#39;http://&#39; + query + &#39;/feeds/posts/default/-/&#39;+ label +&#39;?alt=json-in-script&amp;callback=listEntries10&#39;);
script.setAttribute(&#39;type&#39;, &#39;text/javascript&#39;);
document.documentElement.firstChild.appendChild(script);
}
var labelArray = new Array();
var numLabel = 0;
<b:loop values='data:posts' var='post'>
<b:loop values='data:post.labels' var='label'>
textLabel = &quot;<data:label.name/>&quot;;
var test = 0;
for (var i = 0; i &lt; labelArray.length; i++)
if (labelArray[i] == textLabel) test = 1;
if (test == 0) {
labelArray.push(textLabel);
var maxLabels = (labelArray.length &lt;= maxNumberOfLabels) ?
labelArray.length : maxNumberOfLabels;
if (numLabel &lt; maxLabels) {
search10(homeUrl3, textLabel);
numLabel++;
}
}
</b:loop>
</b:loop>
&lt;/script&gt;
</div>
</b:if><br/>
Thay www.tuyensinhvnn.com bằng đại chỉ website của bạn. Chúc thành công!

Saturday, January 1, 2011

Trọn bộ Tạp chí Toán học Tuổi trẻ năm 2010 (12 số)

Download tron bo tap chi toan hoc tuoi tre nam 2010
Trọn bộ Tạp chí Toán học Tuổi trẻ năm 2010 (12 số). Tất cả đều được DongPhD (vnmath) scan và đưa lên mạng đầu tiên. tuyensinhvnn.com chỉ giới thiệu link download. Tap chi Toan hoc va Tuoi tre nam 2010 dong tap, Tuyen tap Tap chi Toan hoc Tuoi tre 2010.

  1. Tạp chí THTT số 402 (tháng 12-2010): Download
  2. Tạp chí THTT số 401 (tháng 11-2010): Download
  3. Tạp chí THTT số 400 (tháng 10-2010): Download
  4. Tạp chí THTT số 399 (tháng 09-2010): Download
  5. Tạp chí THTT số 398 (tháng 08-2010): Download
  6. Tạp chí THTT số 397 (tháng 07-2010): Download
  7. Tạp chí THTT số 396 (tháng 06-2010): Download
  8. Tạp chí THTT số 395 (tháng 05-2010): Download
  9. Tạp chí THTT số 394 (tháng 04-2010): Download
  10. Tạp chí THTT số 393 (tháng 03-2010): Download
  11. Tạp chí THTT số 392 (tháng 02-2010): Download
  12. Tạp chí THTT số 391 (tháng 01-2010): Download
(Các số 392, 393, 394 đang cập nhật link download).

Tuyển tập Bất đẳng thức từ Toán học Tuổi trẻ và Toán tuổi thơ

Tuyển tập Bất đẳng thức từ Toán học Tuổi trẻ và Toán tuổi thơ (2 tạp chí Toán học của NXB Giáo dục). Tuyển chọn và dịch sang tiếng Anh bởi Phạm Văn Thuận và Eckard Specht.
Tuyển tập Bất đẳng thức từ Toán học Tuổi trẻ và Toán tuổi thơ

Tài liệu dày 57 trang, được soạn thỏa bằng LaTeX (rồi chuyển sang PDF) rất đẹp.
Tải tuyen tap bat dang thuc tu tap chi toan hoc tuoi tre: Download
Tuyển tập này được gởi đến www.tuyensinhvnn.com từ bạn Pham Quang Toan, THCS Đặng Thai Mai, Tp Vinh, Nghệ An.

Liên quan: Các chuyên đề trên THTT / Trọn bộ THTT năm 2010 (12 số) / Đề thi thử Đại học năm 2011 trên THTT

IOE - Thi tiếng Anh trên mạng - Thừa Thiên Huế dẫn đầu về số lượng thí sinh

Học sinh có thể tham gia cuộc thi bổ ích này tại địa chỉ: ioe.tuyensinhvnn.com
Kể từ ngày phát động cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng (IOE), Thừa Thiên Huế luôn là địa phương dẫn đầu về số lượng thí sinh tham dự.
ioe thi olympic tieng anh tren mang
Nếu như tháng 11, Thừa Thiên Huế (TTH) chiếm vị trí dẫn dầu và bỏ xa các tỉnh thành khác thì hiện nay các địa phương đã đuổi kịp và sự chênh lệch là không lớn.
Mặc dù đang dẫn đầu nhưng có một điều ngạc nhiên là trong 3 cấp: Tiểu học, THCS, THPT không có cấp nào Thừa Thiên Huế đứng ở vị trí số 1 về số lượng thí sinh.
Địa phương đang dẫn đầu ở cấp Tiểu học là Ninh Bình với 11.95% (con số này đối với TTH là 8.64%), cấp THCS là Đà Nẵng với 15.94% (TTH: 15.4%) và cấp THPT là Kon Tum với 15.99% (TTH: 15.97%).
ioe.vn, ioe.goonline.vn, thi tieng anh tren mang online
Go IOE cuoc thi tieng anh online Tieu hoc THCS THPT
IOE là cuộc thi Tiếng Anh online đầu tiên, do Bộ GD-ĐT phối hợp cùng VTC tổ chức. Cuộc thi IOE góp phần tích cực vào việc thực hiện đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020" đã được Chính phủ phê duyệt tháng 9 năm 2008 và tạo ra một môi trường học tập tốt môn tiếng Anh ở các trường phổ thông.
Đúng 16h10'01'' ngày 22/12/2010, trang website IOE đón chào thành viên thứ một triệu : bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung, lớp 9E, THCS Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh. Hiện nay (22h 1/1/2011), con số thành viên tham dự IOE đã là 1,185,308. Đây vẫn đang là một con số khiêm tốn nhưng cũng đã thể hiện sức hút của IOE chỉ sau 2 tháng đi vào hoạt động (2/11/2010-1/1/2011).

Thông báo thay đổi lịch thi vòng 20 của BTC IOE

Do nghỉ Tết âm lịch nên BTC cấp toàn quốc quyết định thay đổi lịch thi vòng 20 IOE như sau. Đây là vòng thi được tổ chức thống nhất giờ thi trên toàn quốc :
1) Cấp tiểu học được tổ chức sáng 12/2/2011 theo kế hoạch thời gian như sau :
- 08h00’: Tập trung khai mạc.
- 08h30’: Học sinh cấp tiểu học vào phòng thi, giám thị 1 hướng dẫn học sinh chuẩn bị, giám thị 2 vào phòng Hội đồng thi.
- 08h45’: Giám thị 2 nhận mã số thi cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh và về phòng thi thông báo mã số thi cho học sinh (viết lên bảng). Học sinh đăng nhập,vào thi, nhập mã số thi.
- 09h00’: Học sinh bắt đầu thi.
-10h00: Hết giờ thi. Giám thị ghi điểm thi, thời gian làm bài thi của từng học sinh trên, màn hình máy tính vào biên bản, học sinh kí tên xác nhận và 2 giám thị kí biên bản phòng thi.
Cán bộ tạo mã số thi làm thủ tục khóa mã số thi.
2) Cấp THCS được tổ chức chiều ngày 12/2/2011 theo kế hoạch thời gian như sau :
- 13h30’: Học sinh cấp THCS vào phòng thi, giám thị 1 hướng dẫn học sinh chuẩn bị, giám thị 2 vào phòng Hội đồng thi.
- 13h45’: Giám thị 2 nhận mã số thi cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh và về phòng thi thông báo cho học sinh mã số thi (viết lên bảng).Học sinh đăng nhập, vào thi, nhập mã số thi.
- 14h00’: Học sinh bắt đầu thi.
-15h00: Hết giờ thi. Giám thị ghi điểm thi, thời gian làm bài thi của từng học sinh trên, màn hình máy tính vào biên bản, học sinh kí tên xác nhận và 2 giám thị kí biên bản phòng thi.
Cán bộ tạo mã số thi làm thủ tục khóa mã số thi.
3) Trường THPT thi chung khảo được tổ chức sáng 12/2/2011 theo kế hoạch thời gian như sau :
- 08h00’: Tập trung khai mạc.
- 08h30’: Học sinh vào phòng thi, giám thị 1 hướng dẫn học sinh chuẩn bị, giám thị 2 vào phòng Hội đồng thi.
- 08h45’: Giám thị 2 nhận mã số thi cấp trường và về phòng thi thông báo mã số thi cho học sinh (viết lên bảng). Học sinh đăng nhập,vào thi, nhập mã số thi.
- 09h00’: Học sinh bắt đầu thi.
-10h00: Hết giờ thi. Giám thị ghi điểm thi, thời gian làm bài thi của từng học sinh trên, màn hình máy tính vào biên bản, học sinh kí tên xác nhận và 2 giám thị kí biên bản phòng thi.
Cán bộ tạo mã số thi làm thủ tục khóa mã số thi.
Lưu ý :
- BTC cấp quận /huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh phải làm mã số thi của cấp mình (vào Trợ giúp xem Hướng dẫn thi các cấp).
- BTC cấp trường THPT tạo mã số thi cho trường, không dùng mã số đã tạo ở vòng 15.
- BTC cuộc thi phải khóa mã ngay sau khi thi.
-Mã số tạo ra tự động được kích hoạt, chưa khóa mã khi chưa sử dụng.
- Tuyệt đối không làm nhiều đợt thi. BTC cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh có thể tổ chức thi ở nhiều cụm, nhiều địa điểm nhưng phải bố trí giám sát và thực hiện đúng lịch thời gian như trên.
- Khi đang thi gặp các sự cố mà cho học sinh thi lại ngay phải lập biên bản.
- Khi gặp các trục trặc về kỹ thuật mà không biết cách khắc phục thì điện về các số máy hỗ trợ công nghệ (xem các số mấy ở phần Hỗ trợ trực tuyến).
Học sinh có thể tham gia cuộc thi IOE tại địa chỉ: ioe.tuyensinhvnn.com.