Tuesday, February 28, 2012

Danh sách học sinh giỏi đoạt giải Quốc gia năm 2012

Danh sách học sinh giỏi đoạt giải Quốc gia năm 2012 đã được Bộ GD-ĐT công bố vào hôm nay, 28/2/2012.
Ket qua thi hoc sinh gioi quoc gia nam 2012, danh sach hoc sinh gioi quoc gia 2012
Nếu xếp theo thứ tự đơn vị có nhiều học sinh đạt giải nhất thì Hà Nội dẫn đầu cả nước với 125 giải. Kế tiếp đến là Nam Định - 82 giải, Hải Phòng - 78 giải. TPHCM xếp thứ 10 với 58 giải.
Thừa Thiên Huế có được 57 giải, trong đó MÔN TOÁN chỉ đạt 1 giải Ba và 1 giải khuyến khích.
Xem danh sách tất cả học sinh đoạt giải của 63 tỉnh thành: Download Danh sach Hoc sinh gioi Quoc gia 2012.

Tags: Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012, tất cả các môn, danh sách học sinh giỏi quốc gia năm 2012, toán lý hóa tin học sinh văn sử địa tiếng anh tiếng pháp.

Sunday, February 26, 2012

Thời gian thi Đại học, Cao đẳng năm 2012

Sau khi công bố lịch thi Đại học, Cao đẳng năm 2012, Bộ GD-ĐT đã ra văn bản thông báo chi tiết đến các học viện, trường ĐH, CĐ. Trong đó có thời gian biểu từng buổi thi, tránh xảy ra sự việc một số thí sinh đến trễ và không được dự thi như năm ngoái. tuyensinhvnn xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Thoi gian thi Dai hoc Cao dang nam 2012
1.Thời gian biểu từng buổi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
1.1. Thời gian biểu từng buổi thi các môn tự luận
Thời gian
Nhiệm vụ
Buổi sáng
Buổi chiều
6g30 – 6g45
13g30 – 13g45
Cán bộ coi thi đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.
6g45 – 7g00
13g45 – 14g00
Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi
7g00 – 7g15
14g00 – 14g15
Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh
7g15 – 10g15
14g15 – 17g15
Thí sinh làm bài thi
10g15
17g15
Cán bộ coi thi thu bài thi

1.2.  Thời gian biểu từng buổi thi các môn trắc nghiệm
Thời gian
Nhiệm vụ
Buổi sáng
Buổi chiều
6g30 – 6g45
13g30 – 13g45
Cán bộ coi thi nhận túi phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và túi tài liệu; đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.
6g45 – 7g00

13g45 – 14g00
Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi; một cán bộ coi thi phát phiếu TLTN và hướng dẫn các thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.
7g00 – 7g15
14g00 – 14g15
Kiểm tra niêm phong túi đề thi; mở túi đề thi và phát đề thi cho thí sinh; sau khi phát đề xong, cho thí sinh kiểm tra đề và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN.
7g15
14g15
Bắt đầu giờ làm bài (90 phút)
7g30
14g30
Thu đề thi và phiếu TLTN còn dư tại phòng thi giao cho thư ký điểm thi.
8g30
15g30
Cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.
8g45
15g45
Hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, thu và bàn giao phiếu TLTN.
2. Thời gian làm bài của mỗi môn thi tuyển sinh
- Các môn thi tự luận: 180 phút.
- Các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm: 90 phút.

Xem thêm: Lịch thi Đại học, Cao đẳng 2012 chính thức

tuyensinhvnn.com (Nguồn: Bộ GD-ĐT)

Thursday, February 23, 2012

ĐÁP ÁN 40 đề thi thử môn Toán 2012 của thầy Văn Phú Quốc

Sau một thời gian đăng tải, bộ 40 đề thi thử đại học 2012 môn Toán của thầy Văn Phú Quốc (GV ĐH Quảng Nam) được sự quan tâm rất lớn của độc giả tuyensinhvnn. Bài viết này sẽ giới thiệu ĐÁP ÁN (lời giải chi tiết) toàn bộ 40 đề thi của thầy Quốc.
Dap an 40 de thi thu mon toan 2012, dap an de thi dai hoc 2012 khoi a
Tập tài liệu được soạn thảo công phu, dày 260 trang. Tác giả gửi đăng độc quyền trên tuyensinhvnn.com.
Tải file PDF ở đây (2.38 MB, 260 pages): Download DAP AN 40 de thi thu mon Toan 2012

Sunday, February 19, 2012

Saturday, February 18, 2012

Có nên dự thi khối A1?

Năm nay, khối A1 gồm 3 môn: Toán, Vật lý, Ngoại Ngữ được bổ sung vào kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên các thí sinh cần cẩn thận và cân nhắc kĩ khi lựa chọn khối thi A1.

Ít trường tuyển sinh khối A1

Cho đến thời điểm hiện tại, rất ít trường thông báo tuyển sinh khối A1. Cụ thể, trường ĐH Kinh tế, Đà Nẵng thông báo tuyển 2 ngành là Kinh tế đầu tư và Quản trị hệ thống thông tin, 2 ngành này cùng tuyển khối A, A1 và D1, 2, 3, 4 với 50 chỉ tiêu cho mỗi ngành.Trường CĐ Công nghệ thông tin - ĐH Đà Nẵng mở thêm ngành Hệ thống thông tin cho khối A, A1, D1 với 60 chỉ tiêu. ĐH Kỹ thuật Hưng Yên tuyển sinh khối A1 cho tất cả các ngành; ĐH Ngoại thương tuyển khối A1 cho tất cả các ngành (trừ ngành ngoại ngữ), trường ĐH Xây dựng tuyển sinh khối A1 với ngành công nghệ thông tin; ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, một số trường ĐH dân lập và trường ĐH khu vực phía Nam thông báo tuyển sinh khối A1.
Ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Hà Nội, chia sẻ: “Năm nay là năm đầu tiên thi khối A1, việc thông báo cũng hơi muộn, do vậy thí sinh nên cân nhắc lựa chọn khối thi. Khối A1 cửa xét tuyển hẹp, bởi năm nay nhiều trường không tổ chức thi khối A1. Nếu em nào lựa chọn thi khối A1 thì cân nhắc giữa môn Hóa và môn Ngoại ngữ xem môn nào là thế mạnh của mình thì thi vào. Nếu phân vân giữa khối A1 và A thì nên thi khối A. Các em cần phải tự tin vào sự lựa chọn của mình”.

Khối A1 thi cùng đợt với khối A

Hầu hết các thí sinh có ý định dự thi khối A1 đều giỏi các môn thi khối A (Toán, Lý, Hóa). Tuy nhiên, theo lịch thi Đại học 2012, khối A1 được dự thi cùng đợt với khối A. Một điều đáng lưu ý nữa là: thí sinh dự thi khối A1 chỉ được xét tuyển vào cùng khối chứ không được xét tuyển sang khối A. Do vậy thí sinh phải cân nhắc kĩ giữa khối A và A1.
tuyensinhvnn.com (Tổng hợp từ Dân trí)

Thursday, February 16, 2012

Hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên cho giáo viên

Ngay sau bài viết: Phụ cấp thâm niên cho giáo viên: Mong đừng bị lãng quên trên TNO, hôm nay 16/2/2012, Bộ GD&ĐT đã công bố thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên cho giáo viên. tuyensinhvnn xin giới thiệu cùng bạn đọc: DOWNLOAD.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NỘI VỤ - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
––––––––––––––
Số: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ
về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (sau đây viết tắt là Nghị định số 54/2011/NĐ-CP) như sau:

Điều 1. Hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP

1. Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
2. Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);
b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.

Điều 2. Hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP

1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
2. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
3. Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau:
Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công 15 năm, trong đó có 7 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập đến nay được 8 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm (gồm 7 năm giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 8 năm giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập), mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15%.
Ví dụ 2: Nhà giáo B đã giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập, sau khi hết thời gian tập sự có 8 năm giảng dạy, giáo dục. Sau đó, nhà giáo B được điều động làm công tác thanh tra và được xếp ở ngạch thanh tra viên là 3 năm, tiếp theo nhà giáo B được điều động về làm công tác giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập đến nay được 3 năm. Như vậy, nhà giáo B có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm (11 năm giảng dạy, giáo dục + 3 năm được xếp ở ngạch thanh tra viên), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 14 năm là 14%.
Ví dụ 3: Nhà giáo C đã giảng dạy, giáo dục ở trường tiểu học công lập, sau khi hết thời gian tập sự đã giảng dạy, giáo dục được 6 năm thì đi nghĩa vụ quân sự với thời gian 02 năm (24 tháng), sau đó được xuất ngũ về tiếp tục công tác giảng dạy, giáo dục tại trường tiểu học công lập 4 năm. Như vậy, thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo C là 12 năm (10 năm giảng dạy, giáo dục + 2 năm đi nghĩa vụ quân sự), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 12 năm là 12%.
3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng
Mức tiền phụ cấp thâm niên=[Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng]x[Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ]x[Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng]

Điều 3. Hướng dẫn về nguồn kinh phí thực hiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP

1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được thực hiện như sau:
a) Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
b) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
c) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm và gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.
Riêng năm 2011 các cơ sở giáo dục công lập, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này. Trường hợp nguồn kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này nhỏ hơn so với nhu cầu kinh phí chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện về Bộ Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bổ sung phần chênh lệch thiếu theo các Biểu 1, Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 5a (đối với khối địa phương), hoặc Biểu 1, Biểu 4, Biểu 5b (đối với Bộ, ngành trung ương) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 4. Hướng dẫn về hiệu lực và trách nhiệm thi hành quy định tại Điều 5 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2012.
2. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
3. Trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập
a) Căn cứ quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này; căn cứ thời gian giảng dạy, giáo dục của nhà giáo, trên cơ sở hồ sơ, lý lịch, sổ bảo hiểm xã hội và các tài liệu có liên quan; đơn vị trực tiếp quản lý, trả lương cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm xét duyệt mức phụ cấp và lập dự toán nhu cầu thực hiện phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo của cơ sở giáo dục theo Biểu 1 quy định tại Thông tư liên tịch này gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo thẩm định và quyết định;
b) Giải quyết truy lĩnh và thực hiện chi trả tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo thuộc đối tượng được hưởng theo quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này sau khi được cấp có thẩm quyền quản lý nhà giáo phê duyệt, quyết định;
c) Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ phụ cấp thâm niên và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với nhà giáo đã nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 cho đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.
4. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên tại các cơ sở giáo dục trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư liên tịch này. Đồng thời có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên theo các Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 4.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.

Tải bản word đầy đủ ở đây: DOWNLOAD 54/2011/ND-CP Guide

Wednesday, February 15, 2012

Phụ cấp thâm niên cho giáo viên: Mong đừng bị lãng quên!

Mòn mỏi chờ phụ cấp thâm niên

Theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP (xem phụ lục ở cuối bài viết) về phụ cấp thâm niên cho giáo viên, từ ngày 01/9/2011, những giáo viên có thời gian giảng dạy từ 5 năm trở lên sẽ được hưởng khoản phụ cấp có giá trị bằng 5% mức lương đang hưởng. Những năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm sẽ được tính thêm 1% và khoản tiền này được trả vào kỳ lương hằng tháng. Trước thông tin này, khỏi phải nói, giáo viên vui mừng thế nào. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, nhiều giáo viên vẫn chưa nhận được khoản phụ cấp trên.
phụ cấp thâm niên cho giáo viên, phu cap tham nien giao vien, nghị định 54/2011/NĐ-CP
Bà Lê Thị Minh Loan, Trưởng phòng Giáo dục Q.9, cho hay: "Ngay trong tháng 7.2011, khi nghị định vừa ban hành, ai cũng phấn khởi và phòng giáo dục đã triển khai xuống các trường. Các công việc hành chính như thống kê số lượng, hạch toán cụ thể từng GV được hưởng bao nhiêu, các trường đều tiến hành một cách nhanh chóng sao cho đến tháng 9 là chi trả ngay. Tuy nhiên đến giờ này, ngân sách cũng chưa về và chúng tôi cũng chưa có thông tin cụ thể". Một GV ở Q.1 có 20 năm đứng lớp than thở: "Cả trường tôi, GV nào cũng mừng. Vậy mà chờ đợi mãi nên đâm ra nản. Động viên tinh thần, giải quyết khó khăn cho nhà giáo mà để họ phải đợi dài cổ. Thử hỏi như vậy làm sao thu hút được học sinh thi vào ngành sư phạm".

Mong đừng bị lãng quên

Ông Trần Minh Thư, Hiệu trưởng Trường tiểu học Điện Biên Q.10, nói: "Nghị định đã được ký ban hành, trách nhiệm của những bộ phận có liên quan phải thực hiện ngay".
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.10 thì cho rằng: "Đừng để nghị định như lời hứa của Bộ năm 2010, GV sẽ sống được bằng lương. Thực tế đến giờ lời hứa đó bị lãng quên mà nguồn động viên cho những người đứng lớp cũng trầy trật mãi không được nhận thì buồn cho nghề giáo lắm".
Đề cập vấn đề này, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay: "Cứ phải chờ thông tư hướng dẫn chứ không có cách nào khác. Riêng TP.HCM đảm bảo có thông tư thì GV sẽ được truy lĩnh ngay vì ngân sách nhà nước luôn sẵn sàng cho nguồn kinh phí này".
Về quy trình thực hiện, ông Nguyễn Đình Thái Châu, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch của Sở GD-ĐT TP.HCM, giải thích: "Sau khi Chính phủ ký nghị định thì các bộ, ngành có liên quan phải họp bàn thống nhất để ban hành thông tư hướng dẫn. Khi thông tư được triển khai đến các địa phương thì sở tài chính sẽ rót kinh phí về các quận, huyện để chi trả cho GV". Cũng theo ông Thái Châu: "Sở dĩ GV chưa nhận được khoản tiền này là do chưa có thông tư hướng dẫn".

Bộ GD-ĐT: Thấy có lỗi vì sự chậm trễ

Báo Thanh Niên Online đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Kim Tự, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT), xung quanh vấn đề phụ cấp thâm niên cho giáo viên.

Thưa ông, chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo thực thi từ ngày 1.9.2011, được tính từ ngày 1.5.2011, thế nhưng cho đến nay GV trong diện được phụ cấp vẫn mong ngóng. Xin ông cho biết vì sao việc ban hành thông tư hướng dẫn lại chậm trễ như vậy?

Một số trường ĐH đã chủ động thực hiện chính sách và các địa phương, theo tôi biết, đã chủ động lập dự toán chi. Nói như vậy nhưng chúng tôi cũng thừa nhận việc ban hành hướng dẫn là chậm trễ. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT rất quan tâm, liên tục đốc thúc vấn đề này, bản thân ban soạn thảo như chúng tôi cũng thấy rất có lỗi với các thầy cô trên cả nước vì sự ban hành chậm trễ này.

Theo quy trình, vì là thông tư liên tịch nên một mình Bộ GD-ĐT không thể chủ động về thời gian được, mặc dù Bộ GD-ĐT đã xây dựng soạn thảo, phải xin ý kiến của các bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh - Xã hội, bộ Nội vụ.

Vậy bao giờ thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo được ban hành?

Chắc chắn là trong tháng 2.2012 này thông tư sẽ được ban hành và có hiệu lực để các địa phương, cơ sở giáo dục công lập triển khai thực hiện ngay.

Xin ông cho biết đối tượng cụ thể nào sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên và thời gian hưởng phụ cấp ra sao?

Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật). Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục ĐH công lập.

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau: thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập hoặc ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập nhưng trước đây giảng dạy ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

Vậy cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo đã nghỉ hưu có được hưởng mức phụ cấp thâm niên này không?

Cán bộ quản lý giáo dục ở cấp phòng, sở, bộ là đối tượng công chức nên không nằm trong diện được hưởng phụ cấp này. Còn những người là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các cơ sở giáo dục công lập thì vẫn là nhà giáo vì theo quy định họ vẫn phải đứng lớp, như vậy họ vẫn là nhà giáo và họ vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên. Ngoài ra, những nhà giáo được điều động từ các trường lên làm chuyên viên ở các phòng, sở GD-ĐT trong giai đoạn từ tháng 9.2010 đến tháng 5.2015, không giữ chức vụ quản lý thì được bảo lưu phụ cấp ưu đãi trong vòng tối đa là 3 năm.

Những nhà giáo trước khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên như quy định trong Nghị định (chế độ phụ cấp thâm niên được thực hiện từ tháng 5.2011) thì đương nhiên được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu.

tuyensinhvnn.com (Theo Thanh Niên Online)

PHỤ LỤC: Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (có hiệu lực 01/9/2011)

CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 3. Mức phụ cấp
Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
2. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
(đã ký)

Tuesday, February 14, 2012

Lịch thi Đại học 2012 (chính thức)

Tags: Lich thi Dai hoc 2012, Lich thi Dai hoc nam 2012, Lich thi Cao dang 2012

Ngày 14/2/2012, tại Hội nghị Hiệu trưởng trường Đại học Cao đẳng năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố những thay đổi trong tuyển sinh 2012, trong đó có sự điều chỉnh lịch thi cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.

Ban đầu, Bộ GD-ĐT dự kiến kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2012 được tổ chức 3 đợt thi vào các ngày thứ bảy và chủ nhật của 3 tuần đầu tháng 7 năm 2012. Tuy nhiên, lịch thi dự kiến này không được sự ủng hộ của Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ. Vì vậy, đến ngày 24/2/2012, Bộ GD-ĐT quyết định giữ lịch thi ổn định như năm ngoái. Cụ thể như sau:

Đợt I: ngày 4 và 5/7/2012 thi đại học khối A, V và A1 (khối A1 gồm 3 môn: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh mới được bổ sung trong kì thi năm nay).
Đợt II: ngày 9 và 10/7/2012, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu.
Đợt III: ngày 15 và 16/7/2012, thi cao đẳng tất cả các khối.

Lịch thi chi tiết cho từng khối thi (ngày, buổi, giờ thi) đã được Bộ GD-ĐT công bố như sau:
lich thi dai hoc 2012, lịch thi đại học năm 2012, lich thi dai hoc nam 2012
Nguồn: Bộ GD-ĐT

Sunday, February 12, 2012

Một chút Toán học cho ngày Valentine 2012

Nhân ngày Lễ tình nhân (Valentine) 2012, chúng ta cùng "chiêm ngưỡng" các hình trái tim được vẽ bởi các phần mềm toán học (như Maple, Matlab,...). Đủ mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu.
Lưới tình
Hạnh phúc
Nhói đau
Tan vỡ

Liên quan: Biểu tượng của tình yêu / Đồ thị trái tim / Thơ tình Toán học

Thursday, February 9, 2012

40 đề thi thử đại học 2012 môn Toán (bổ sung từ bộ 30 đề)

Trong bài viết đề thi thử đại học 2012 của thầy Văn Phú Quốc, chúng tôi đã giới thiệu 30 đề thi không có đáp án. Gần đây, thầy Quốc đã bổ sung 10 đề để hoàn thiện bộ 40 de thi thu dai hoc 2012 môn Toán. Bộ đề này vẫn chưa có đáp án. Thầy Quốc sẽ đăng tải đáp án sau (trên tuyensinhvnn.com).
Tải về (download) bộ 40 đề này: Download 40 de luyen thi dai hoc 2012 . ĐÁP ÁN đã có ở đây: XEM và TẢI VỀ
de thi thu dai hoc 2012, đề thi thử đại học 2012 môn toán
Đề số 40 trong bộ 40 de thi thu dai hoc 2012 mon toan

Đã đăng: 30 đề thi thử đại học 2012 / Đề thi thử ĐH 2012 có đáp án (môn Toán, Lý, Hóa)

Tuesday, February 7, 2012

Đề thi Máy tính cầm tay Huế năm học 2011-2012

Đề thi Máy tính cầm tay lớp 12, tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2011-2012. Chúng tôi chỉ có bản in khi đi chấm thi và ngồi gõ lại đề thi trên word (có đáp án trên giấy nhưng quá dài nên "ngại" đánh máy). Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi chuyển thành file ảnh.
Download tập tin word (cập nhật file mới, rõ hơn ảnh dưới): Giai toan tren May tinh Casio Hue 2012
Xem trực tiếp dưới đây
de thi giai toan tren may tinh cam tay thua thien hue 2012

may tinh bo tui thua thien hue 2012

Đã đăng: Đề thi Giải toán trên MTCT Huế 2010-2011 / Casio Huế 2009-2010 / Casio Huế tuyển tập

Thursday, February 2, 2012

Chứng minh định lý lớn Fermat chỉ trong 20 trang?

Một bạn đọc của tuyensinhvnn.com đã cung cấp file PDF: “The margin is too narrow to contain a truly remarkable proof” của tác giả Nguyễn Tri Phương ở TP Hồ Chí Minh. File này được lưu trữ ở host của mathforum.org. Nội dung chính của tài liệu là "cố gắng chứng minh định lý (lớn) Fermat" chỉ với 20 trang A4 (cả phần giới thiệu và tài liệu tham khảo, còn nội dung chính chỉ 18 trang).
tuyensinhvnn post lên đây để nhờ các chuyên gia đầu ngành kiểm tra xem chứng minh này có đúng không. Mọi ý kiến xin để lại ở phần comments hoặc email về: admin@tuyensinhvnn.com. Xin cảm ơn.
chung minh dinh ly lon Fermat, chung minh so cap dinh li Fermat
Trang đầu tiên của tài liệu "chứng minh định lý lớn Fermat"
Bản đầy đủ (PDF, 20 trang) các bạn download ở đây: Download (MF)

Tags: chung minh dinh ly lon Fermat, chung minh so cap dinh li Fermat, chung minh dinh ly cuoi cung cua Fermat, Fermat’s Last Theorem Proof.

Ngành nào HOT nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012?

Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ tuyển mới 576.000 chỉ tiêu, trong đó với 184.300 chỉ tiêu, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng vẫn HOT nhất trong năm nay. Tiếp đến là ngành Kỹ thuật công nghệ 172.800 chỉ tiêu; ngành Sư phạm 54.600 chỉ tiêu; ngành Khoa học tự nhiên và Xã hội nhân văn 51.800 chỉ tiêu; ngành Nông Lâm ngư 43.200 chỉ tiêu; ngành Y dược 40.300 chỉ tiêu và ngành Nghệ thuật - Thể dục thể thao 29.000 chỉ tiêu.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, dự kiến chỉ tiêu nói trên được đưa ra dựa vào nhu cầu nguồn nhân lực trình độ ĐH, CĐ của các địa phương và căn cứ số lượng giảng viên, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo.

Số lượng chỉ tiêu ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng nhiều so với các nhóm ngành khác bởi nhu cầu nhóm ngành này vẫn “nóng” nhất và đông thí sinh dự thi nhất. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc khi đăng ký bởi điểm chuẩn của các ngành này luôn thuộc tốp cao.

Cụ thể đối với các trường thuộc tốp đầu trong lĩnh vực ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng điểm chuẩn lúc nào cũng cao, tỷ lệ “chọi” của các trường cũng không giảm. Trường ĐH Ngoại thương điểm chuẩn 3 năm trở lại đây từ 22 - 26 điểm; trường ĐH Kinh tế quốc dân điểm chuẩn từ 18 - 25,5 điểm, trong đó nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng - Kế toán điểm chuẩn cao nhất trường là 24,5 - 25,5 điểm; Học viện Ngân hàng điểm chuẩn từ 18,5 - 20,5 trong 3 năm trở lại đây.

Không chỉ ở các trường thuộc “tốp” trên, ngành này có điểm chuẩn cao mà các trường đại học đa ngành khác, điểm chuẩn ngành này cũng thường dẫn đầu. Ví dụ, năm 2011, trường ĐH Công đoàn, ngành Tài chính ngân hàng và ngành Kế toán có điểm chuẩn cao nhất trường từ 16,5 - 17,5 điểm; Trường ĐH Thương mại, ngành Tài chính - Ngân hàng: 20, 5 điểm, ngành Kế toán - Tài chính: 21,0 điểm; Trường ĐH Công nghiệp ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng khối A 17 điểm, khối D1 16,5 điểm…

Trao đổi với Dân trí, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân Nguyễn Quang Dong cho biết: “Trong những năm tới, ngành Kinh tế - tài chính - ngân hàng vẫn “nóng” vì nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, việc thu hút thí sinh dự thi vào trường tùy theo sức hút của từng trường. Tôi tin trường Kinh tế quốc dân thí sinh dự thi vẫn đông vì trường tuyển sinh theo ngành và điểm chuẩn của chúng tôi cũng sẽ không giảm nhiều trong những năm tới”.

Còn bà Lê Thị Thu Thủy, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Ngoại thương, cho hay: “Ba năm trở lại đây, hồ sơ đăng ký dự thi vào trường luôn giữ ổn định bởi thí sinh đã lượng được sức mình để đăng ký. Với ngành Tài chính - Ngân hàng, 2 năm trở lại đây số lượng hồ sơ nộp vào trường tăng vọt, chứng tỏ sức hút của ngành này vẫn mạnh”.

Tuy nhiên, bà Thủy chia sẻ: “Cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi, thí sinh cần xem xét năng lực và lựa chọn ngành nghề mình yêu thích chứ không nên chạy theo thị hiếu xã hội”.

Nhận định về chỉ tiêu ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng năm nay vẫn nhiều nhất so với các nhóm ngành khác, ông Ngô Thế Chi, giám đốc Học viện Tài chính băn khoăn cho rằng: “Khi phân bổ chỉ tiêu, ngành quản lý cần cân đối xem xét lại chứ không vài năm nữa sẽ thừa nguồn nhân lực ngành này. Hiện nay, nguồn nhân lực của ngành này cũng đã dư thừa, nhiều sinh viên ra trường khó tìm được việc. Nếu có “đắt sô” chỉ là những sinh viên thuộc vài trường “tốp trên” đào tạo chuyên về lĩnh vực này. Hiện nay vẫn chưa có cuộc khảo sát tổng thể về sinh viên thuộc các ngành này ra trường có việc làm”.
tuyensinhvnn.com (Theo Dân Trí)
Tags: Chi tieu tuyen sinh 2012, Ky thi tuyen sinh dh cd nam 2012, Nganh Tai chinh ngan hang 2012